“Chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty” dưới đây là 3 trường hợp hướng dẫn cách xử lý các trường hợp các doanh nghiệp thướng gặp.
Trường hợp 01: Chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, kế toán chuyển tiền từ tài khoản của công ty vào tài khoản cá nhân của các thành viên trong công ty như tài khoản giám đốc, tài khoản nhân viên khác trong công ty.
Để xử lý trường hợp chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp có 2 cách xử lý:
Cách thứ nhất là xem như một khoản công ty mượn
Việc xem như đây là một khoản công ty mượn sẽ phát sinh những vấn đề như kế toán cần lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền, lập phiếu thu tiền trên cơ sở
– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền
– Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388
– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112
Cách thứ hai là xem như đây là một khoản tạm ứng
Việc chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân đang làm tại doanh nghiệp được xem là khoản tạm ứng. Kế toán cần lập giấy đề nghị tạm ứng, lập ủy nhiệm chi, chi tiền ngân hàng cho tạm ứng:
–Lập giấy để nghị tạm ứng
– Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 112
– Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 111/ Có TK 141
Trường hợp 02: Chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản công ty
Để xử lý hai trường hợp này, kế toán có thể xử lý với tư cách công ty cá nhân mượn, sau đó được trả lại.
- Cách thứ nhất đưa vào khoản công ty mượn cá nhân.
– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền giữa công ty với cá nhân
– Lập phiếu Chi tiền cho vay: Nợ TK 1388/ Có TK 111
– Cá nhân chuyển tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 112/ Có TK 1388
- Cách thứ hai Hai xem là khoản tạm ứng
– Lập giấy để nghị tạm ứng
– Lập phiếu chi tiền tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 111
– Lập thủ tục tiền hoàn ứng: Nợ TK 112/ Có TK 141
Trường hợp 03: Chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản công ty vào tào khoản cá nhân khác không làm việc tại công ty
- Với trường hợp này, cần xem đây là khoản công ty mượn nên giờ trả lại.
– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền
– Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388
– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112
- Cách giải quyết thứ 2 là xem các khoản tạm ứng cho công ty của họ để mua hàng nhưng không biết nên chuyển khoản nhầm vào tài khoản của cá nhân nên xin hoàn lại hoặc không mua hàng nữa. Hoặc xem đó là khoản đặt cọc mua hàng nhưng không mua được nên trả lại.
– Lập giấy để nghị thanh toán
– Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 331/ Có TK 112
– Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 111/ Có TK 331
- Cách thứ ba xem như cá nhân tạm ứng tiền hàng nhưng công ty không có khả năng cung cấp nên trả lại tiền cho cá nhân hoặc xem đó là khoản ký quỹ
– Lập hợp đồng nguyên tắc, biên bản hủy hợp đồng, biên bản trả lại tiền ký quỹ
– Lập phiếu chứng từ thu tiền: Nợ TK 111,112/ Có TK 131,3386
– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 131,3386/ Có TK 112,111
Trên đây Kế toán Bách Khoa đã hướng dẫn hạch toán 3 trường hợp chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty thường gặp phải trên thực tế. Mọi vương mắc vui lòng liên hệ hoặc để lại câu hỏi để được hỗ trợ.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA
VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663
Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo
Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com
Website: Dịch vụ kê khai thuế Bách khoa – Báo giá trọn gói tại Hà Nội
Bài viết liên quan: