Quy đổi lương NET sang lương GROSS

Trước khi đến cách quy đổi Lương NET sang Lương GROSS chi tiết, trước hết, ta cần nắm rõ về lương Net và lương Gross:

QUY ĐỔI LƯƠNG NET SANG GROSS

1. Lương Net là gì?

Lương Net là mức lương doanh nghiệp sẽ trả cho nhân viên hàng tháng sau khi trừ các khoản đã chi cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân. Với số tiền lương này, nhân viên sẽ được nhận mà không cần phải đóng bất kỳ chi phí nào khác.

2. Lương Gross là gì?

Lương Gross là mức lương đã bao gồm tổng các chi phí như lương cơ bản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… Đây là khoản thù lao xứng đáng cho những gì mà nhân viên đã đóng góp cho công ty, Khi nhận được lương này, nhân viên phải tự động trừ các khoản chi phí trên. 

3. Cách quy đổi lương Net sang Gross

Công thức quy đổi lương Net sang Gross là: Lương Gross = Lương Net + Bảo hiểm xã hội + BHYT + thuế TNCN + BH thất nghiệp. Trong đó, các chi phí bảo hiểm được tính dựa vào mức lương gross của người lao động.

Ngoài ra, lương Gross giả định (GRGĐ) cũng có thể được sử dụng làm căn cứ tính phí bảo hiểm. Để tính toán được các khoản phí này, chúng ta cần phải thực hiện tính thu nhập quy đổi (TNQĐ) theo công thức: TNQĐ = Lương Net – Các khoản giảm trừ.

Sau đây là bảng tính thuế dựa vào TNQĐ của từng mức lương khác nhau:

Thu nhập theo tháng làm căn cứ quy đổi

Thu nhập tính thuế

               4,75 triệu

TNQ/0,95

Trên 4,75 – 9,25 triệu đồng

(TNQ – 0,25 triệu)/0,9

Trên 9,25 – 16,05 triệu đồng

(TNQ – 0,75 triệu)/0,85

Trên 16,05 – 27,25 triệu đồng

(TNQ – 1,65 triệu)/0,8

Trên 27,25 – 42,25 triệu đồng

(TNQ – 3,25 triệu)/0,75

Trên 42,25 – 61,85 triệu đồng

(TNQ – 5,85 triệu)/0,7

Trên 61,85 triệu

(TNQ – 9,85 triệu)/0,65

Lương Gross giả định sẽ được tính bằng công thức: GRGĐ = TNQĐ + Phí bảo hiểm + Các khoản giảm trừ gia cảnh. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tính được mức chi phí bảo hiểm dựa vào kết quả lương Gross giả định.

4. Cách quy đổi lương Gross sang Net

Sau đây là công thức quy đổi lương Gross sang Net là: Lương Net = Lương Gross – (Bảo hiểm xã hội + BHYT + thuế TNCN + BH thất nghiệp). Trong đó, các loại bảo hiểm và thuế chiếm các tỷ lệ khác nhau trong tổng lương Net:

  • Bảo hiểm xã hội chiếm 8% lương Net.
  • Bảo hiểm y tế chiếm 1,5% lương Net.
  • Bảo hiểm tai nạn chiếm 1% lương Net.
  • Thuế thu nhập cá nhân sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức lương mà người lao động nhận được.

Thông thường, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức: Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế = Tổng lương được nhận – các khoản được miễn thuế – các khoản giảm trừ.

  • Tổng lương nhận được = Lương cơ bản + trợ cấp + khoản bổ sung.
  • Khoản được miễn thuế = Lương tăng ca + các khoản phụ cấp (cơm trưa, đồng phục, điện thoại,… ) + thưởng.
  • Các khoản giảm trừ = Giảm trừ phụ thuộc (4.4 triệu /người/ tháng) + Giảm trừ gia cảnh (11 triệu / người/ tháng).

Sau đây là bảng thuế suất dành cho từng mức thu nhập khác nhau mà doanh nghiệp cần tham khảo:

Thu nhập tính thuế

 

% Thuế suất

Theo năm

Theo tháng

 

< 60 triệu

< 5 triệu

5%

60 – 120 triệu đồng

5 – 10 triệu

10%

120 – 216 triệu đồng

10 – 18 triệu

15%

216 – 384 triệu đồng

18 – 32 triệu

20%

384 – 624 triệu đồng

32 – 52 triệu

25%

624 – 960 triệu đồng

52 – 80 triệu

30%

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Dịch vụ kê khai thuế Bách khoa – Báo giá trọn gói tại Hà Nội

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *