MỘT SỐ CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN KHI QUYẾT TOÁN

 

MỘT SỐ CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN KHI QUYẾT TOÁN

1. Khấu hao tài sản cố định

a. Giảm thời gian khấu hao TSCĐ trong Doanh nghiệp đến mức thấp nhất.
b. Điều chỉnh lại thời gian phân bổ công cụ dụng cụ.
c. Thay đổi phương pháp khấu hao từ khấu hao đường thẳng sang khấu hao nhanh (chỉ được thay đổi 1 lần với 1 TSCĐ).
MỘT SỐ CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN KHI QUYẾT TOÁN

2. Tăng chi phí tiền lương, tiền công:

Cần nắm rõ các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuê, khoản phải đóng BHXH và không phải đóng để tránh rủi ro bị truy thu BHXH và bị loại chi phí khi quyết toán:

a. Tăng lương cho người lao động.

– Mức lương tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại.
– Khi tăng lương cần chú ý đến khoản thuế thu nhập cá nhân.
– Đóng đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, BHTN,… cho người lao động.
– Tiền thưởng, lương KPIs không phải đóng BHXH nhưng là một khoản thu nhập chịu thuế TNCN

b. Tăng các khoản phụ cấp.

Có thể đưa vào một số khoản phụ cấp không chịu thuế TNCN sau:
– Phụ cấp ăn trưa, ăn ca:
• Nếu doanh nghiệp chi bằng tiền mặt: Tối đa 730.000đ/người/tháng, phần vượt quá sẽ tính thuế TNCN.
• Nếu doanh nghiệp tổ chức nấu ăn cho người lao động thì toàn bộ chi phí tiền ăn sẽ được tính vào chi phí hợp lý.
– Phụ cấp trang phục lao động: tối đa 5.000.000đ/người/năm (Lưu ý: đây là phụ cấp trang phục chứ không phải đồng phục, mức phụ cấp này không phụ thuộc vào số tháng làm việc)
– Các khoản phụ cấp có tính chất phúc lợi như: ma chay, hiếu hỉ, thăm hỏi ốm đau, nghỉ mát,…
– Phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực (với những ngành nghề theo quy định).
– Các khoản công tác phí của người lao động được quy định rõ do doanh nghiệp chịu và có đầy đủ chứng từ.
– Khoản chi mua thẻ hội viên để chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… chi chung cho tập thể người lao động (thẻ ghi tên công ty chứ không ghi tên cá nhân).
– Khoản chi tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế họach của doanh nghiệp.

c. Những lưu ý khi lấy thêm chi phí tiền lương:

– Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,… phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động, quy chế tài chính công ty, quy chế lương thưởng, thỏa ước lao động tập thể,…
– Thanh toán tiền lương phải có đầy đủ bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương có ký nhận của người lao động (nếu chi tiền mặt) hoặc ủy nhiệm chi (nếu thanh toán chuyển khoản).
– Công tác phí phải có đầy đủ chứng từ như: Quyết định cử đi công tác, có xác nhận của nơi đến, có chứng từ về vé xe, thuê nhà nghỉ, khách sạn,…
– Tổ chức bếp ăn cho người lao động phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán.
– Nghỉ mát hàng năm phải có Quyết định từ Doanh nghiệp, các chứng từ thanh toán chi phí,…
– Các khoản chi phí có tính chất phúc lợi được trừ tối đa trong 1 năm bằng trung bình 1 tháng tiền lương tại Doanh nghiệp.

3. Chi khuyến mại, giảm giá hàng bán, hàng lỗi

a. Thực hiện các trương trình khuyến mại bán hàng (Trên 100 triệu/lần cần đăng ký với Sở công thương).
b. Giảm giá bán với hàng lỗi, hàng tồn,… (Phải có biên bản kiểm kê, đánh giá, xác nhận,…)
c. Thực hiện các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…
d. Thanh lý, hủy hàng tồn kho, nguyên vật liệu hư hỏng, hết date (Phải có biên bản kiểm kê, đánh giá, xác nhận,…)
e. Xuất tiêu dùng nội bộ với hàng hóa, thành phẩm tự sản xuất

4. Các khoản chi phí thuê ngoài

a. Chi phí thuê nhà, thuê vận chuyển, thuê làm theo vụ việc, thuê khoán, thuê nhân công của cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì không cần hóa đơn và kê khai nộp thuế.
b. Hợp đồng thuê nhân công khoán/ thời vụ làm việc dưới 12 ngày/tháng không phải đóng BHXH. (Lưu ý: chỉ được ký tối đa 2 lần/năm)
c. Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng và mức chi dưới 2.000.000đ/lần thì không phải khấu trừ 10% thuế TNCN.
d. Chi phí khi mua các sản phẩm của người dân trực tiếp sản xuất ra như: các sản phẩm nông sản, thủy sản, cát đá, sỏi,… không cần có hóa đơn nhưng phải có xác nhận của địa phương về việc hộ dân có trực sản xuất ra các sản phẩm này (tùy từng cơ quan thuế yêu cầu).
e. Chi phí thuê nhà, thuê tài sản của cá nhân cần làm hồ sơ đăng ký MST thuê TS. Nếu doanh thu trên 100 triệu/năm thì phải kê khai nộp thuế theo quy định.
f. Khi quyết toán cần lập bảng kê 01/TNDN cho các khoản chi phí mua vào không có hóa đơn.

5. Tăng định mức nguyên vật liệu (với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng), tăng định mức xăng dầu (với doanh nghiệp vận tải)

6. Chuyển lỗ của các năm trước theo quy định (Lưu ý: số tiền chuyển lỗ là số lỗ theo báo cáo Thuế chứ không phải số lỗ theo chế độ kế toán).

MỘT SỐ CÁCH TĂNG CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN KHI QUYẾT TOÁN

DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÁCH KHOA 

Địa chỉ VP: Tòa CT4, KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội

Hotline: 098.554.7782

Zalo: 098.554.7782

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: ketoanbachkhoa.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *