Thành lập công ty là gì? Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?

Việc thành lập doanh nghiệp là công việc bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động kinh doanh để đảm bảo rằng thực hiện đúng theo quy đinh pháp luật. Vậy thành lập công ty là gì? Ý nghĩa của việc thành lập công ty? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập công ty là gì? Hãy cùng kế toán Bách Khoa đi tìm lời giải đáp nhé.

Thành lập công ty là gì? Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?

1. Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là việc cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh thực hiện các thủ tục về pháp lý tại cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác định tư cách pháp lý cho công ty cũng như đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp đó có được sự bảo hộ của pháp luật.

Ở góc độ kinh tế

Thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành, gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, phương tiện vận chuyên… phù hợp mục đích sản xuất hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Về mặt pháp lý

Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp, ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia, nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, đó là:

+ Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với những dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);

+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với các nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)…

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được thành lập và trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ. Bởi vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được coi là thủ tục gia nhập thị trường và tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục này.

2. Ý nghĩa của việc thành lập công ty là gì?

Việc thành lập doanh nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ doanh nghiệp, mà còn đảm bảo trật tự quản lý của nhà nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khác trong hoạt động kinh doanh tổng thể.

Nhìn chung, việc khởi nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Không chỉ đảm bảo được lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước về mặt trật tự quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho chủ thể doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh mà còn tác động đến đời sống của người dân xung quanh đó. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà của việc hình thành doanh nghiệp mang lại:

Về góc độ chủ thể đề nghị thành lập công ty:

  • Được nhà nước và pháp luật thừa nhận và bảo vệ trong quá trình kinh doanh.
  • Được quyền tham gia thực hiện những hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
  • Tạo niềm tin, uy tín với người tiêu dùng, khi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được chứng nhận bởi các cơ quan nhà nước
  • Dễ dàng thực hiện những thủ tục liên quan đên pháp lý để bảo vệ thương hiệu và cạnh tranh công bằng hơn.

Đối với nền kinh tế:

  • Giải quyết vấn đề công việc cho người lao động, giúp nâng cao đời sống cho người dân
  • Giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẻ

Đối với cơ quan nhà nước

  • Dễ dàng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp;
  • Nắm bắt được xu hướng của thị trường cũng như các yếu tố trong kinh doanh để đưa ra các chủ trương chính sách cũng như các biên pháp phù hợp cho nền kinh tế.

Đối với đời sống, xã hội

  • Doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về đời sống của người dân được đáp ứng kịp thời.
  • Dễ dàng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
  • Đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, ổn định xã hội.

Thành lập công ty là gì? Thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?

3. Những thuận lợi và khó khắn khi thành lập công ty

Như chúng ta đã biết rõ, khi quyết định thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn khởi nghiệp của mình. Hầu kết mọi người chỉ suy nghỉ đến những thuận lợi mà quên mất đằng sâu hành trình này, luôn tiềm ẩn vô vàng khó khăn và thách thưc. Để hiểu rỏ hơn về vấn đề này, Bách Khoa sẽ đưa ra một vài thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp mới thành lập có thể gặp phải.

Những thuận lợi khi thành lập công ty

  • Có công ty sẽ giúp cho việc hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam;
  • Thành lập công ty được quyền xuất hóa đơn đỏ (còn gọi là hóa đơn GTGT hay hóa đơn VAT) cho các đối tác, khách hàng có nhu cầu cần hóa đơn để hợp thức hóa chi phí của công ty.
  • Thành lập công ty đầu tư sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh trở nên hợp pháp tại Việt Nam.
  • Thành lập công ty giúp cho ước mơ khởi nghiệp sẽ trở thành hiện thực, và có cơ hội khẳng định mình trên thị trường.
  • Thành lập công ty làm cho bạn trở nên có ích hơn đối với xã hội, khi mang đến công ăn việc làm cho nhiều người.
  • Tăng thêm thu nhập cho cá nhân, thành viên và các cổ đông trong công ty.
  • Thành lập công ty sẽ giúp bạn huy động vốn dễ dàng hơn với nhiều hình thức khác nhau.
  • Quảng bá thương hiệu, hình ảnh kinh doanh rộng rãi hơn;
  • Tăng độ uy tín đối với khách hàng. Khách hàng có xu hướng an tâm hơn khi giao dịch với các doanh nghiệp đã được đăng ký.

Những khó khăn khi thành lập công ty

  • Còn thiếu kinh nghiệm trong công việc quản lý, cũng như việc thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh;
  • Chi phí hoặt động ban đầu thường rất cao, bởi doanh nghiệp cần phải chi trả nhiều khoản khác nhau, như mặt bằng, mua sắm trang thiết bị.
  • Phải tuân thủ theo quy định pháp lý và chính sách thuế. Phải chấp hành đóng các khoản phí đăng ký và giấy phép hoạt động.
  • Doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong công việc quản lý nên rất khó đưa kế hoạch kinh doanh rõ ràng và hiệu quả. Do đó, có thể gặp phải rủi ro và thách thức trong quản lý và vận hành doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp mới thành lập phải đối điện với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
  • Khi mới thành lập, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vẫn chưa về được nhiều nên có thể dẫn đến khả năng, thiếu hụt nguồn vốn hay lỗ cao.

Trên đây là phần chia sẻ của kế toán Bách Khoa về khái niệm thành lập công ty? Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập công ty?. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ những khái niệm khi thành lập và những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt tay vào công việc kinh doanh cũng như cân nhắc kỹ trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tìm hiểu kỹ hơn về việc thành lập công ty, doanh nghiệp, hãy liên hệ kế toán Bách Khoa theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÁCH KHOA – Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế

Địa chỉ VP: Tòa CT4, KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0979.005.611

Zalo: 0979.005.611

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: ketoanbachkhoa.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *