Khởi nghiệp bạn nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH – Cùng so sánh ngay

Khi bắt đầu dự kiến thành lập công ty để đi vào hoạt động thì câu hỏi của mỗi doanh nhân khởi nghiệp sẽ là Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?

Hai loại hình doanh nghiệp này có những ưu điểm hay nhược điểm gì? Trước khi đưa ra quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH, sau đây Kế toán Bách Khoa sẽ chia sẻ cho bạn những ưu điểm, hạn chế của cả 2 loại hình này, giúp bạn có cái nhìn tổng quan, từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần

Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?

Thực tế thì vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH khi kinh doanh tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như:

– Số lượng thành viên: Số lượng thành viên công ty sẽ quyết định đến loại hình công ty bạn có thể thành lập. Ví dụ, nếu thành lập côn ty cổ phần thì cần tối thiểu 3 cổ đông, nếu thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì cần 1 thành viên, nhưn nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì cần tối thiểu 2 thành viên

– Mong muốn của doanh nghiệp: Tùy vào mong muốn của chủ doanh nghiệp muốn chọn loại hình công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn thì bạn có thể đăng ký thành lập công ty có loại hình đó.

– Quy định ngành nghề: Nếu bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về loại hình doanh nghiệp thì phải chọn loại hình công ty phù hợp đúng với quy định của ngành nghề đó.

Dịch vụ mở công ty

Những ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần và công ty TNHH

Những Ưu, nhược điểm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp với hầu hết các công ty và ngành nghề kinh doanh nhưng nó cũng có những yêu cầu riêng cần đáp ứng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Sau đây là những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần để giúp bạn hiểu hơn về loại hình này.

Ưu điểm:

  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định rất cao. Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.
  • Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cũng chỉ cần chịu trách nhiệm cụ thể về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.
  • Công ty cổ phần có thể tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.
  • Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể thay đổi bằng cách cho công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vón đầu từ vào công ty.
  • Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không giới hạn, do vậy, doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

Nhược điểm:

  • Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty.
  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán.
  • Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật không tốt.
  • Đối với công ty cổ phần khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% (dù công ty không có lãi) vẫn bị áp mức thuế thu nhập cá nhân này.
  • Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (nếu có sự chuyển nhượng cổ đông thì cổ đông sáng lập vẫn còn tên trên đăng ký kinh doanh, không bị mất đi dù chuyển nhượng hết vốn). Các cổ đông góp vốn chuyển nhượng cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình công ty rất phổ biến và được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm loại hình cho công ty mình. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày có giấy phép hoạt động kinh doanh.

Trong loại hình TNHH lại có 2 mô hình công ty khác nhau, đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi loại có ưu, nhược điểm khách nhau. Kế toán Bách Khoa giúp bạn tìm hiểu trước khi lựa chọn để thành lập loại hình doanh nghiệp cho phù hợp nhé.

Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một người sở hữu.

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu, do vậy, chủ công ty có thể quyết định mọi vấn đề, hoạt động của công ty mà không cần thông qua ý kiến của bất cứ ai.
  • Công ty TNHH chỉ cần chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp của công ty do công ty có tư cách pháp nhân. Việc này giúp tránh được rủi ro liên quan đến tài sản.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên là chủ sở hữu công ty, dó đó sẽ có hạn chế về vốn.
  • Ngoài ra, loại hình này không thể phát hành cổ phiếu, hạn chế khi huy động vốn đầu tư.
  • Nếu công ty TNHH một thành viên muốn thực hiện huy động vốn thì cần tiến hành làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty để tiếp nhận vốn góp từ tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Toàn bộ các chi phí liên quan đến giám đốc sẽ bị loại khi tính thuế TNDN.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty có tối thiểu 2 thành viên góp vốn

Ưu điểm:

  • Chỉ cần có 2 thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể mở công ty TNHH 2 thành viên.
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên phải có sự đồng ý của các thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên trong công ty trước. Việc này giúp hạn chế người lạ sở hữu vốn của công ty, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ vốn góp và người góp vốn.
  • Công ty TNHH không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh.
  • Khi chuyển nhượng vốn giữa các thành viên trong công ty sẽ không bị áp thuế thu nhập cá nhân (chuyển nhượng ngang vốn)

Nhược điểm:

  • Số lượng thành viên góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên tối đa là 50 người. Số lượng thành viên bị hạn chế.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, ít cổ đông, ít vốn, ít khách hàng… thì nên thành lập công ty TNHH để đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thủ tục thuế… trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn linh hoạt về huy động vốn và thu hút đầu tư thì nên thành lập công ty cô phần. Sự lựa chọn cuối cùng sẽ thuộc về bạn và sự thỏa thuận, thống nhất của các thành viên tham gia thành lập công ty.

Nếu đến đây, bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào hoặc đã lựa chọn được loại hình thành lập nhưng còn đang loay hoay chưa biết thực hiện thủ tục ra sao thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty tại Kế toán Bách Khoa.

KUz6bzeDg+8AAAAASUVORK5CYII=

 

KẾ TOÁN BÁCH KHOA – DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói số 1 Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *