NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

((Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ))

 

✵ ✵ ✵

NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

01: NÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

011: Trồng cây hàng năm

Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.

0111 – 01110: Trồng lúa

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng (cấy, sạ) các loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn.

0112 – 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.

Loại trừ: Trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 (Trồng cây hàng năm khác).

0113 – 01130: Trồng cây lấy củ có chất bột

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây lấy củ có hàm lượng tinh bột cao như: khoai lang, khoai tây, sắn, khoai nước, khoai sọ, củ từ, dong riềng,…

0114 – 01140: Trồng cây mía

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây mía để chế biến đường, mật và để ăn không qua chế biến.

0115 – 01150: Trồng cây thuốc lá, thuốc lào

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây thuốc lá, thuốc lào để cuốn thuốc lá điếu (xì gà) và để chế biến thuốc lá, thuốc lào.

Loại trừ: Hoạt động chế biến thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá).

0116- 01160: Trồng cây lấy sợi

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây bông, đay, cói, gai, lanh, và cây lấy sợi khác.

0117 – 01170: Trồng cây có hạt chứa dầu

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây có hạt chứa dầu như cây đậu tương, cây lạc, cây vừng, cây thầu dầu, cây cải dầu, cây hoa hướng dương, cây rum, cây mù tạc và các cây có hạt chứa dầu khác.

0118: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa

01181: Trồng rau các loại

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng rau các loại:

– Trồng các loại rau lấy lá như: Rau cải, bắp cải, rau muống, súp lơ, cây bông cải xanh, rau diếp, măng tây, rau cúc, rau cần ta, rau cần tây và các loại rau lấy lá khác;

– Trồng các loại rau lấy quả như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua, cây cà, cây ớt, các loại dưa và rau có quả khác;

– Trồng các loại rau lấy củ, cả rễ, hoặc lấy thân như: Su hào, cà rốt, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác;

– Trồng cây củ cải đường;

– Trồng các loại nấm.

Loại trừ:

– Trồng cây làm gia vị được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm) và nhóm 01282 (Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm);

– Thu nhặt hoa quả hoang dại như: Trám, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên… được phân vào nhóm 02320 (Thu nhặt lâm sản trừ gỗ).

– Sản xuất giống nấm được phân vào nhóm 01310 (Nhân và chăm sóc giống cây hàng năm).

01182: Trồng đậu các loại

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại đậu để lấy hạt như: đậu đen, đậu xanh, đậu vàng, đậu trứng quốc, đậu hà lan…

Loại trừ: Trồng cây đậu tương được phân vào nhóm 01170 (Trồng cây có hạt chứa dầu).

01183: Trồng hoa hàng năm

Nhóm này gồm: Trồng các loại cây hàng năm lấy hoa hoặc cả cành, thân, lá, rễ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa…

0119: Trồng cây hàng năm khác

01191: Trồng cây gia vị hàng năm

Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây ớt cay, cây gừng, cây nghệ,…

Loại trừ: Trồng cây gia vị lâu năm được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm)

01192: Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm

Nhóm này gồm: Trồng cây để làm thuốc và sản xuất hương liệu cung cấp cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: Cây atiso, ngải, cây bạc hà, cà gai leo, cây xạ đen, ý dĩ,… và sản xuất hương liệu.

01199: Trồng cây hàng năm khác còn lại

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây nông nghiệp hàng năm chưa được phân vào các nhóm từ 0111 đến 0119. Gồm: Các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc như: trồng ngô cây, trồng cỏ, chăm sóc đồng cỏ tự nhiên; thả bèo nuôi lợn; trồng cây làm phân xanh (muồng muồng); trồng cây sen, v.v…

012: Trồng cây lâu năm

Nhóm này bao gồm các hoạt động trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng nhiều hơn một năm hoặc có thời gian sinh trưởng trong một năm nhưng cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.

0121: Trồng cây ăn quả

01211: Trồng nho

Nhóm này gồm: Trồng nho làm nguyên liệu sản xuất rượu nho và trồng nho ăn quả.

Loại trừ: Sản xuất rượu nho được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).

01212: Trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Nhóm này gồm: Trồng cây xoài, cây chuối, cây đu đủ, cây vả, cây chà là, cây thanh long, các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

01213: Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác

Nhóm này gồm: Trồng cây cam, cây chanh, cây quít, cây bưởi, các loại cam, quít khác.

01214: Trồng táo, mận và các loại quả có hạt như táo

Nhóm này gồm: Trồng cây táo, cây mận, cây mơ, cây anh đào, cây lê và các loại quả có hạt như táo khác.

01215: Trồng nhãn, vải, chôm chôm

Nhóm này gồm: Trồng cây nhãn, cây vải, cây chôm chôm.

01219: Trồng cây ăn quả khác

Nhóm này gồm: Trồng các loại cây ăn quả chưa được phân vào các nhóm từ 01211 đến 01215. Gồm: Trồng cây ăn quả dạng bụi và cây có quả hạnh nhân như cây có quả mọng, cây mâm xôi, cây dâu tây, cây hạt dẻ, cây óc chó,…

Loại trừ: Trồng cây điều được phân vào nhóm 01230 (Trồng cây điều).

0122 – 01220: Trồng cây lấy quả chứa dầu

Nhóm này gồm: Trồng cây dừa, cây ôliu, cây dầu cọ và cây lấy quả chứa dầu khác.

0123 – 01230: Trồng cây điều

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây điều.

0124 – 01240: Trồng cây hồ tiêu

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây hồ tiêu.

0125 – 01250: Trồng cây cao su

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cao su, lấy mủ và sơ chế mủ cao su khô.

0126 – 01260: Trồng cây cà phê

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cà phê.

0127- 01270: Trồng cây chè

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây chè.

0128: Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm

01281: Trồng cây gia vị lâu năm

Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây đinh hương, cây vani,…

Loại trừ: Trồng cây hồ tiêu được phân vào nhóm 01240 (Trồng cây hồ tiêu).

01282: Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm

Nhóm này gồm: Trồng cây lâu năm để làm thuốc và sản xuất hương liệu: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: hoa nhài, hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân,…

Loại trừ:

Các hoạt động trồng quế, thảo quả, … được phân vào nhóm 02103 (Trồng rừng và khai thác rừng khác).

0129: Trồng cây lâu năm khác

01291: Trồng cây cảnh lâu năm

Nhóm này gồm: Trồng các cây cảnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa.

01299: Trồng cây lâu năm khác còn lại

Nhóm này gồm: Trồng các cây lâu năm khác chưa được phân vào các nhóm từ 0121 đến 0128. Gồm các cây lâu năm như: Cây dâu tằm, cây trôm, cây cau, cây trầu không,…

013: Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp

0131- 01310: Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm

Nhóm này gồm:

Hoạt động sản xuất hạt giống, gieo ươm các loại giống cây hàng năm như: sản xuất lúa giống; giống cây su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, giống nấm…

0132- 01320: Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm

Nhóm này gồm:

– Hoạt động sản xuất giống cây lâu năm như giâm cành, tạo chồi, cấy ghép chồi, tạo cây con để nhân giống cây trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành các chồi non để cho ra sản phẩm cuối cùng là cây giống.

– Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giâm cành các loại cây cảnh.

Loại trừ: Ươm giống cây lâm nghiệp được phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).

014: Chăn nuôi

Nhóm này bao gồm tất cả hoạt động chăn nuôi các động vật (trừ thủy sản).

Loại trừ:

– Hỗ trợ giống, kiểm dịch, chăm sóc thú y được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);

– Giết thịt, chế biến thịt, ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất da, kéo sợi lông được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).

0141: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò

01411: Sản xuất giống trâu, bò

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi trâu, bò để sản xuất giống;

– Sản xuất tinh dịch trâu, bò.

01412: Chăn nuôi trâu, bò

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi trâu, bò thịt; cày kéo;

– Sản xuất sữa nguyên chất từ bò và trâu sữa;

Loại trừ:

– Chế biến sữa ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

0142: Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa

01421: Sản xuất giống ngựa, lừa

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi ngựa, lừa để sản xuất giống (bao gồm cả sản xuất giống ngựa đua);

– Sản xuất tinh dịch ngựa, lừa

01422: Chăn nuôi ngựa, lừa, la

– Chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, cày kéo, sữa.

Loại trừ:

– Hoạt động đua ngựa được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

01441: Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để sản xuất giống;

– Sản xuất tinh dịch dê, cừu, hươu, nai.

01442: Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để lấy thịt;

– Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa;

– Chăn nuôi cừu để lấy lông.

Loại trừ:

– Công việc cắt xén lông cừu trên cơ sở phí và hợp đồng được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);

– Sản xuất da lông kéo thành sợi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Chế biến sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

0145: Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn

01451: Sản xuất giống lợn

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi lợn để sản xuất giống;

– Sản xuất tinh dịch lợn.

01452: Chăn nuôi lợn

Nhóm này gồm:

– Chăn nuôi lợn thịt, lợn sữa.

Loại trừ:

– Hoạt động kiểm dịch lợn, chăm sóc và cho bú được phân vào nhóm 06120 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.

– Giết thịt, chế biến thịt lợn ngoài trang trại chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).

0146: Chăn nuôi gia cầm

01461: Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của các cơ sở ấp trứng gia cầm để lấy con giống và trứng lộn.

01462: Chăn nuôi gà

Nhóm này gồm: Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.

01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.

01469: Chăn nuôi gia cầm khác

Nhóm này gồm: Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.

0149 – 01490: Chăn nuôi khác

Nhóm này gồm:

– Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;

– Nuôi ong, nhân giống ong và sản xuất mật ong;

– Nuôi tằm, sản xuất kén tằm;

– Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.

Loại trừ:

– Nuôi và thuần dưỡng thú từ các trại được phân vào nhóm 01620;

– Sản xuất da, lông của các con vật do săn bắt và đánh bẫy được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Trang trại nuôi ếch, nuôi cá sấu, nuôi ba ba được phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt);

– Huấn luyện các con vật cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên).

015 – 0150 – 01500: Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp

Nhóm này gồm: Gieo trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc như hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trong các đơn vị trồng trọt mà không có hoạt động nào chiếm hơn 66% giá trị sản xuất của đơn vị.

Loại trừ: Các đơn vị gieo trồng hỗn hợp hoặc chăn nuôi hỗn hợp được phân loại theo hoạt động chính của chúng (Hoạt động chính là hoạt động có giá trị sản xuất từ 66% trở lên).

016: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

0161 – 01610: Hoạt động dịch vụ trồng trọt

Nhóm này gồm:

Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng các công việc sau:

– Xử lý cây trồng;

– Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng;

– Cắt, xén, tỉa cây lâu năm;

– Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch;

– Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng;

– Kiểm tra hạt giống, cây giống;

– Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển;

– Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.

Loại trừ:

– Các hoạt động cho cây trồng sau thu hoạch được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);

– Hoạt động của các nhà nông học và nhà kinh tế nông nghiệp được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

– Tổ chức trình diễn hội chợ sản phẩm nông nghiệp được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại);

– Kiến trúc phong cảnh được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc).

0162 – 01620: Hoạt động dịch vụ chăn nuôi

Nhóm này gồm:

Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí và hợp đồng các công việc sau:

– Hoạt động để thúc đẩy việc nhân giống; tăng trưởng và sản xuất sản phẩm động vật;

– Kiểm tra vật nuôi, chăn dắt cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân…;

– Các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo;

– Cắt, xén lông cừu;

– Các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ;

– Nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú;

– Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật và các hoạt động có liên quan;

– Đóng móng ngựa, trông nom ngựa.

Loại trừ:

– Hoạt động chăm sóc động vật, vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật, khám chữa bệnh động vật, vật nuôi được phân vào nhóm 75000 (Hoạt động thú y);

– Cho thuê vật nuôi được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);

– Các dịch vụ săn bắt và đánh bẫy vì mục đích thương mại được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chăm sóc, nuôi các loại chim, vật nuôi làm cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên);

– Hoạt động của các trường nuôi ngựa đua được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

0163 – 01630: Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch

Nhóm này gồm:

– Các khâu chuẩn bị trước khi bán sản phẩm, như làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi sấy;

– Tỉa hạt bông;

– Sơ chế thô lá thuốc lá, thuốc lào;

– Sơ chế thô hạt cô ca…;

Loại trừ:

– Khâu chuẩn bị sản xuất của nhà sản xuất nông nghiệp, hoạt động này được phân vào nhóm 011 (Trồng cây hàng năm) hoặc nhóm 012 (Trồng cây lâu năm);

– Cuốn và sấy thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá);

– Các hoạt động thị trường của các thương nhân và các hợp tác xã được phân vào nhóm 461 (Đại lý, môi giới, đấu giá);

– Hoạt động bán buôn sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến được phân vào nhóm 462 (Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống).

0164 – 01640: Xử lý hạt giống để nhân giống

Nhóm này gồm: Các hoạt động lựa chọn những hạt giống đủ chất lượng thông qua việc loại bỏ những hạt không đủ chất lượng bằng cách sàng lọc, chọn một cách kỹ lưỡng để loại bỏ những hạt bị sâu, những hạt giống còn non, chưa khô để bảo quản trong kho. Những hoạt động này bao gồm phơi khô, làm sạch, phân loại và bảo quản cho đến khi chúng được bán trên thị trường.

Loại trừ:

– Sản xuất hạt giống các loại được phân vào nhóm 011 (Trồng cây hàng năm) và nhóm 012 (Trồng cây lâu năm);

– Hoạt động nghiên cứu về di truyền học làm thay đổi hạt giống phát triển hoặc lai ghép giống mới được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật);

– Chế biến hạt giống để làm dầu thực vật được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật).

017 – 0170 – 01700: Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan

Nhóm này gồm:

– Săn bắt và bẫy thú để bán;

– Bắt động vật để làm thực phẩm, lấy lông, lấy da hoặc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nuôi trong sở thú hay trong gia đình;

– Sản xuất da, lông thú, da bò sát và lông chim từ các hoạt động săn bắt;

– Bắt động vật có vú ở biển như hà mã và hải cẩu;

– Hoạt động khai thác yến ở hang, xây nhà gọi yến;

– Thuần hoá thú săn được ở các vườn thú;

– Các hoạt động dịch vụ nhằm kích thích sự săn bắt và đánh bẫy để bán;

Loại trừ:

– Sản xuất lông, da thú, da bò sát, lông chim từ hoạt động chăn nuôi được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

– Đánh bắt cá voi, cá mập được phân vào nhóm 03110 (Khai thác thủy sản biển);

– Sản xuất da sống và các loại da của các lò mổ được phân vào 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

– Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến săn bắt, thể thao hoặc giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

02: LÂM NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN

Ngành này gồm sản phẩm của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến cũng như các hoạt động thu nhặt các sản phẩm lâm nghiệp từ rừng tự nhiên. Ngoài các hoạt động trên, kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp bao gồm các hoạt động sơ chế như sản phẩm gỗ tròn, gỗ cành, củi, đốt than củi hoặc bóc vỏ gỗ. Những hoạt động này được thực hiện ở trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.

021 – 0210: Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp

Nhóm này gồm các hoạt động nhằm phát triển, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học các loại rừng; gồm hoạt động trồng rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Các hoạt động trên được thực hiện ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nhóm này còn bao gồm các hoạt động chuyên ươm giống cây lâm nghiệp; trồng cây lâm nghiệp phân tán có mục đích thương mại tại những diện tích có quy mô chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

Loại trừ: Hoạt động trồng, chăm sóc cây tại các công viên, khu giải trí được phân vào nhóm 80300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan).

02101: Trồng rừng và chăm sóc rừng cây thân gỗ

Nhóm này gồm:

– Trồng rừng và chăm sóc rừng nhằm mục đích lấy gỗ phục vụ cho xây dựng (làm nhà, cốt pha,…), đóng đồ mộc gia dụng, gỗ trụ mỏ, tà vẹt đường ray, làm nguyên liệu giấy, làm ván ép,…

– Khoanh nuôi tái sinh rừng.

02102: Trồng rừng và chăm sóc rừng họ tre

Nhóm này gồm: Trồng rừng và chăm sóc rừng tre, nứa, luồng, vầu nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng, làm nguyên liệu đan lát vật dụng và hàng thủ công mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy, làm tấm tre, nứa, luồng, vầu ép, trồng luồng để lấy măng.

02103: Trồng rừng và chăm sóc rừng khác

Nhóm này gồm:

Trồng rừng và chăm sóc rừng khác chưa kể ở trên.

Cụ thể:

– Trồng cây bóng mát, cây lấy củi, cây đặc sản (hạt dẻ, thông lấy nhựa,…);

– Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển,…

– Trồng rừng đặc dụng: Sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,…

02104: Ươm giống cây lâm nghiệp

Nhóm này gồm: Ươm các loại cây giống cây lâm nghiệp để trồng rừng tập trung và trồng cây lâm nghiệp phân tán nhằm mục đích phục vụ sản xuất, phòng hộ, đặc dụng,…

022-0220-02200: Khai thác gỗ

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho ngành chế biến lâm sản;

– Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho làm đồ mộc như cột nhà, cọc đã được đẽo sơ, tà vẹt đường ray,…

– Đốt than hoa tại rừng bằng phương thức thủ công.

023: Khai thác, thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

0231- 02310: Khai thác lâm sản khác trừ gỗ

Nhóm này gồm:

– Khai thác luồng, vầu, tre, nứa, cây đặc sản, song, mây,…

– Khai thác sản phẩm khác như cánh kiến, nhựa cây từ cây lâm nghiệp, cây lâm nghiệp đặc sản…

– Khai thác gỗ cành, củi.

0232- 02320: Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ

Nhóm này gồm:

– Thu nhặt hoa quả, rau hoang dại như trám, quả mọng, quả hạch, quả dầu, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên;

– Thu nhặt các sản phẩm khác từ rừng tự nhiên…

Loại trừ: Trồng nấm, thu nhặt nấm hương, nấm trứng được phân vào nhóm 01181 (Trồng rau các loại).

024 – 0240 – 02400: Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

Nhóm này gồm:

Các hoạt động được chuyên môn hoá trên cơ sở thuê mướn hoặc hợp đồng các công việc phục vụ lâm nghiệp.

Cụ thể:

– Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp;

– Hoạt động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,…);

– Hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp;

– Đánh giá, ước lượng số lượng cây trồng, sản lượng cây trồng;

– Hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng;

– Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,…);

– Vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng.

– Hoạt động sơ chế gỗ trong rừng.

– Dịch vụ chăn nuôi, cứu hộ, chăm sóc động thực vật rừng.

Loại trừ: Hoạt động ươm cây giống để trồng rừng đã phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).

03: KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ngành này gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản từ các môi trường nước mặn, lợ, ngọt.

Bao gồm cả các hoạt động được tích hợp trong một quy trình (ví dụ như nuôi trai trong sản xuất ngọc trai).

Loại trừ các hoạt động: đóng và sửa chữa tàu thuyền (3011, 3315); hoạt động câu cá thể thao hoặc giải trí (9319); chế biến cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm (nhuyễn thể) ở nhà máy chế biến trong đất liền hoặc tàu chế biến (1020).

031: Khai thác thủy sản

0311 – 03110: Khai thác thủy sản biển

Nhóm này gồm:

– Đánh bắt cá;

– Đánh bắt động vật loại giáp xác và động vật thân mềm dưới biển;

– Đánh bắt cá voi;

– Đánh bắt các động vật khác sống dưới biển như: rùa, nhím biển…

– Thu nhặt các loại sinh vật biển dùng làm nguyên liệu như: Ngọc trai tự nhiên, hải miên, san hô và tảo;

– Khai thác giống thủy sản biển tự nhiên;

– Hoạt động bảo quản, sơ chế thủy sản ngay trên tàu đánh cá.

Loại trừ:

– Đánh bắt thú biển (trừ cá voi) như hà mã, hải cẩu được phân ở nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Hoạt động khai thác yến ở hang đá, xây nhà gọi yến được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chế biến và bảo quản thủy sản trên các tàu hoặc nhà máy chế biến được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);

– Cho thuê tàu chở hàng trên biển kèm theo người lái (như tàu chở cá, tôm…) được phân vào nhóm 50121(Vận tải hàng hóa ven biển);

– Hoạt động thanh tra, kiểm tra và bảo vệ đội tàu đánh bắt trên biển được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội);

– Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến môn thể thao câu cá hoặc câu cá giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);

– Đan, sửa lưới được phân vào nhóm 13940 (Sản xuất các loại dây bện và lưới);

– Sửa chữa tàu, thuyền đánh cá được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)).

0312-03120: Khai thác thủy sản nội địa

Nhóm này bao gồm

– Đánh bắt cá, tôm, thủy sản khác ở đầm, phá, ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng trong đất liền;

– Thu nhặt các loại sinh vật sống trong môi trường nước ngọt, lợ trong đất liền dùng làm nguyên liệu.

Loại trừ:

– Các hoạt động có liên quan đến môn thể thao câu cá để giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác);

– Các hoạt động bảo vệ và tuần tra việc đánh bắt thủy sản được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

032: Nuôi trồng thủy sản

Bao gồm các hoạt động của quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ (bao gồm cả thu hoạch) các loài thủy sản (cá, nhuyễn thể, động vật giáp xác, thực vật, cá sấu và lưỡng cư); Nhóm này gồm các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở môi trường nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Nhóm này cũng bao gồm hoạt động ươm nuôi giống thủy sản.

0321: Nuôi trồng thủy sản biển

Nhóm này gồm:

Nuôi trồng các loại thủy sản ở môi trường nước mặn (bãi triều, ven biển, biển khơi.

Nhóm này bao gồm:

03211: Nuôi cá

Nhóm này bao gồm nuôi các loại cá (cá mú, cá hồi…), bao gồm cả cá cảnh.

03212: Nuôi tôm

Nhóm này bao gồm nuôi các loại tôm (tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng…)

03213: Nuôi thủy sản khác

Nhóm này gồm nuôi động vật giáp xác (cua, ghẹ…), nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (hàu, vẹm, ốc hương…) và các loại thủy sản khác (rong biển, rau câu,..).

03214: Sản xuất giống thủy sản biển

Nhóm này gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác) nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước mặn.

Nhóm này cũng bao gồm:

– Nuôi trồng thủy sản trong bể, bồn nước mặn, lợ;

– Nuôi giun biển.

Loại trừ:

– Nuôi ba ba, ếch, cá sấu phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt).

0322: Nuôi trồng thủy sản nội địa

Nhóm này gồm nuôi trồng các loại thủy sản ở khu nước ngọt như ao, hồ, đập, sông, suối, ruộng… trong đất liền); nuôi trồng các loại thủy sản khác ở môi trường nước lợ (đầm, phá, cửa sông) là nơi môi trường nước dao động giữa nước mặn và nước ngọt do những biến đổi của thủy triều.

Nhóm này gồm:

03221: Nuôi cá
03222: Nuôi tôm
03223: Nuôi thủy sản khác

Gồm nuôi các loại thủy sản giáp xác (cua…); nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (ốc…) và các loại thủy sản khác.

03224: Sản xuất giống thủy sản nội địa

Nhóm này gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác) nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước ngọt, lợ.

Nhóm này cũng gồm:

– Nuôi cá cảnh;

– Nuôi ba ba, ếch, cá sấu.

 

KHAI KHOÁNG

Ngành này gồm: Khai thác khoáng tự nhiên ở dạng cứng (than và quặng), chất lỏng (dầu thô) hoặc khí (khí tự nhiên). Khai thác có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như dưới lòng đất hoặc trên bề mặt, khai thác dưới đáy biển…;

Ngành này cũng gồm:

– Các hoạt động phụ trợ như chuẩn bị các nguyên liệu thô cho kinh doanh ví dụ nghiền, cắt, rửa sạch, phân loại, nung quặng, hoá lỏng khí và các nhiên liệu rắn. Các hoạt động này thường được thực hiện bởi các đơn vị khai thác mỏ và / hoặc các đơn vị khác gần đó;

– Các hoạt động khai thác mỏ được phân vào các nhóm cấp 2, cấp 3, cấp 4 trên cơ sở các khoáng chất chủ yếu được sản xuất. Ngành 05, 06 liên quan đến khai thác các nhiên liệu hoá thạch (than đá, than bùn, dầu mỏ, khí); ngành 07, 08 đề cập đến quặng kim loại, sản xuất các sản phẩm quặng và khoáng khác;

Một số hoạt động kỹ thuật của ngành này, cụ thể là liên quan đến khai thác hydrocacbon, cũng có thể được thực hiện cho bên thứ 3 bởi các đơn vị chuyên môn như là một đơn vị dịch vụ công nghiệp được phân vào ngành 09 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng).

Loại trừ:

– Chế biến các loại nguyên liệu đã khai thác được phân vào ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo);

– Sử dụng các quặng được khai thác mà không có sự chuyển đổi nào thêm cho mục đích xây dựng được phân vào ngành F (Xây dựng);

– Đóng chai các loại nước khoáng thiên nhiên tại các suối và giếng được phân vào nhóm 1104 (Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng);

– Nghiền, ép hoặc các xử lý khác đối với đất, đá và chất khác không liên quan đến khai thác mỏ, quặng được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);

– Thu thập, làm sạch và phân phối nước được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);

– Chuẩn bị mặt bằng cho khai thác mỏ được phân vào nhóm 43120 (Chuẩn bị mặt bằng);

– Điều tra địa vật lý, địa chấn được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

05: KHAI THÁC THAN CỨNG VÀ THAN NON

Ngành này gồm: Các hoạt động khai thác dưới hầm lò hoặc khai thác lộ thiên các khoáng sản tự nhiên ở dạng cứng và các hoạt động bao gồm (làm sạch, tuyển chọn, nén và các bước khác cần thiết cho quá trình vận chuyển,..) tạo ra các sản phẩm có thể đem bán.

Loại trừ: Việc luyện than cốc được phân vào nhóm 19100 (Sản xuất than cốc), các hoạt động dịch vụ kèm theo để phục vụ khai thác than đá hoặc khai thác than non được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên) và nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác).

051 – 0510 – 05100: Khai thác và thu gom than cứng

Nhóm này gồm:

– Khai thác than cứng: Các hoạt động khai thác dưới hầm lò hoặc khai thác trên bề mặt, bao gồm cả việc khai thác bằng phương pháp hoá lỏng;

– Các hoạt động làm sạch, sắp xếp, tuyển chọn, phân loại, nghiền, sàng … và các hoạt động khác làm tăng thêm phẩm chất của than non và cải tiến chất lượng hoặc thiết bị vận tải than;

– Khôi phục than đá từ bãi ngầm.

Loại trừ:

– Khai thác than non được phân vào nhóm 05200 (Khai thác và thu gom than non);

– Khai thác than bùn và thu gom than bùn được phân vào nhóm 08920 (Khai thác và thu gom than bùn);

– Khoan thử thăm dò phục vụ khai thác than đá được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Hoạt động dịch vụ phụ phục vụ khai thác than đá được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Sản xuất than bánh hoặc nhiên liệu rắn có chứa than cứng được phân vào nhóm 19100 (Sản xuất than cốc);

– Sản xuất than bánh hoặc nhiên liệu rắn có chứa than non, than bùn được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Các hoạt động tiến hành xây dựng hoặc chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc khai thác than đá được phân vào nhóm 43120 (Chuẩn bị mặt bằng).

052 – 0520 – 05200: Khai thác và thu gom than non

Nhóm này gồm:

– Khai thác than non (than nâu): Các hoạt động khai thác dưới hầm lò hoặc khai thác trên bề mặt, bao gồm cả việc khai thác nhờ phương pháp hoá lỏng;

– Hoạt động rửa, khử nước, nghiền và các hoạt động thu gom than non tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận tải than.

Loại trừ:

– Khai thác than cứng được phân vào nhóm 05100 (Khai thác và thu gom than cứng);

– Khai thác than bùn và thu gom than bùn được phân vào nhóm 08920 (Khai thác và thu gom than bùn);

– Khoan thử thăm dò phục vụ khai thác than đá được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Hoạt động phục vụ khai thác than non được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Sản xuất than đá có chứa than non, than bùn được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Các hoạt động tiến hành xây dựng hoặc chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc khai thác than đá được phân vào nhóm 43120 (Chuẩn bị mặt bằng).

06: KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN

Ngành này gồm:

– Các hoạt động sản xuất dầu thô, khai thác mỏ và khai thác dầu từ đá phiến dầu và cát dầu, các hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên và khai thác chất lỏng hyđrô các-bon;

– Các hoạt động kinh doanh và phát triển các bãi khai thác dầu và khí đốt.

Ngành này cũng gồm:

– Các dịch vụ đào lớp ngoài, hoàn thiện, bơm giếng, điều khiển máy khoan, bịt giếng, hủy giếng, tháo dỡ trang thiết bị, chuẩn bị đường dây dẫn phục vụ khai thác dầu thô, và tất cả các hoạt động khác chuẩn bị cho chất khí và dầu từ nơi sản xuất đến nơi vận chuyển;

Loại trừ:

– Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu và khí trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ thăm dò giếng dầu và khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ khoan thử được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Tinh chế các sản phẩm dầu mỏ được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Khảo sát địa vật lý, địa chất… ở khu vực khai thác dầu được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

061 – 0610 – 06100: Khai thác dầu thô

Nhóm này gồm: Hoạt động khai thác dầu mỏ thô.

Nhóm này cũng gồm:

– Khai thác đá phiến bitum hoặc đá phiến dầu hoặc cát hắc ín;

– Sản xuất dầu thô từ mỏ dầu đá phiến hoặc cát hắc ín;

– Các hoạt động xử lý để có được dầu thô như: gạn, chắt, khử muối, khử nước, làm ổn định, khử tạp chất…

Loại trừ:

– Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu và khí trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Dịch vụ thăm dò giếng dầu và khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Chế biến sản phẩm dầu thô được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Khôi phục khí hoá lỏng đã có trong khai thác dầu khí được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).

062 – 0620 – 06200: Khai thác khí đốt tự nhiên

Nhóm này gồm:

– Hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên;

– Khai thác khí đốt tự nhiên cô đặc;

– Tách riêng chất lỏng hyđrô các-bon khỏi khí;

– Khử lưu huỳnh ở khí;

Nhóm này cũng gồm: Khai thác khí lỏng thông qua hoá lỏng và nhiệt phân.

Loại trừ:

– Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô, khai thác khí tự nhiên được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Các hoạt động dịch vụ thăm dò dầu khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên);

– Khôi phục khí hoá lỏng đã có trong khai thác dầu khí được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Sản xuất các loại khí công nghiệp được phân vào nhóm 20111 (Sản xuất khí công nghiệp);

– Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm 49300 (Vận tải bằng đường ống).

07: KHAI THÁC QUẶNG KIM LOẠI

Ngành này gồm: Hoạt động khai thác khoáng kim loại (như quặng sắt), được thực hiện dưới hầm lò, lộ thiên hay dưới đáy biển… các hoạt động làm giàu và tán nhỏ quặng như: Việc nghiền, đập, rửa, sàng lọc, tách quặng bằng từ trường hoặc bằng phương pháp ly tâm.

Loại trừ:

– Hoạt động nung pyrit sắt được phân vào nhóm 20119 (Sản xuất hoá chất cơ bản khác);

– Sản xuất ô xít aluni được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu);

– Luyện kim loại màu được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 24202 (Sản xuất kim loại màu).

071 – 0710 – 07100: Khai thác quặng sắt

Nhóm này gồm:

– Các hoạt động khai thác mỏ quặng chiếm giá trị lớn về hàm lượng sắt.

– Các hoạt động làm giàu và thu gom quặng có chứa sắt.

Loại trừ: Khai thác mỏ và chế pyrit và pyrrhotite (trừ nung) được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón).

072: Khai thác quặng không chứa sắt (trừ quặng kim loại quý hiếm)

Nhóm này gồm: Các hoạt động khai thác các quặng kim loại màu.

0721 – 07210: Khai thác quặng uranium và quặng thorium

Nhóm này gồm:

– Khai thác quặng có giá trị lớn hàm lượng uranium và thorium: khoáng chất uranit;

– Cô các loại quặng loại đó.

Loại trừ:

– Làm giàu quặng uranium và thorium được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);

– Sản xuất kim loại uranium từ khoáng chất hoặc các loại quặng khác được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu);

– Nấu chảy và tinh chế kim loại từ uranium được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu).

0722: Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt

07221: Khai thác quặng bôxít

Nhóm này gồm: Khai thác và chuẩn bị khai thác quặng bôxít.

07229: Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Khai thác quặng nhôm, đồng, chì, kẽm, thiếc, mangan, krôm, niken, coban, molypden, tantali, vanadi.

Loại trừ:

– Công việc chuẩn bị cho khai thác quặng uranium và quặng thorium được phân vào nhóm 07210 (Khai thác quặng uranium và thorium);

– Sản xuất oxit nhôm, mạ niken và đồng được phân vào nhóm 24202 (Sản xuất kim loại màu).

073 – 0730 – 07300: Khai thác quặng kim loại quý hiếm

Nhóm này gồm: Các hoạt động khai thác và chuẩn bị khai thác quặng kim loại quý như: Vàng, bạc, bạch kim.

08: KHAI KHOÁNG KHÁC

Ngành này gồm: Các hoạt động khai thác từ quặng, nạo vét lớp bùn dưới lòng sông, khe đá và cả bãi cát ngầm. Các sản phẩm này được sử dụng hầu hết trong ngành xây dựng (như cát, đá) trong ngành chế biến vật liệu (như thạch cao, đất sét, can xi…) và chế biến hoá chất…

Loại trừ: Hoạt động chế biến quặng kim loại (trừ hoạt động nghiền, sàng, lọc, phân loại, làm sạch và trộn).

081 – 0810: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

08101: Khai thác đá

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác mỏ để sản xuất ra các loại đá phục vụ việc xây dựng, cho điêu khắc ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi khai thác đá như: Đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…

– Hoạt động chẻ, đập vỡ đá để làm nguyên liệu thô cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường;

– Hoạt động khai thác đá phấn làm vật liệu chịu lửa;

– Hoạt động đập vỡ, nghiền đá.

08102: Khai thác cát, sỏi

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác cát, khai thác sỏi để phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu;

08103: Khai thác đất sét

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác đất sét, cao lanh;

– Hoạt động khai thác đất sét làm vật liệu chịu lửa, làm đồ gốm.

Loại trừ:

– Các hoạt động khai thác cát bitum được phân vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô);

– Khai thác khoáng phân bón và khoáng hoá chất được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón);

– Sản xuất các khoáng chất nung chảy được phân vào nhóm 2394 (Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao);

– Các hoạt động cắt, xén đá và hoàn thiện đá được phân vào nhóm 23960 (Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá).

089: Khai khoáng chưa được phân vào đâu

0891 – 08910: Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón

Nhóm này gồm:

– Hoạt động khai thác muối nitơ, kali hoặc phốt pho tự nhiên;

– Hoạt động khai thác lưu huỳnh tự nhiên;

– Hoạt động khai thác pirít và chất chủ yếu chứa lưu huỳnh không kể hoạt động nung chảy;

– Hoạt động khai thác quặng bari cacbonat, bari sunphat (barít), borat tự nhiên, sunfatmanhe tự nhiên;

– Hoạt động khai thác khoáng chất khác chủ yếu chứa hoá chất ví dụ như đất màu và fluorit.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động khai thác phân động vật.

Loại trừ:

– Khai thác muối được phân vào nhóm 08930 (Khai thác muối);

– Hoạt động nung chảy pirit sắt được phân vào nhóm 20119 (Sản xuất hoá chất cơ bản khác);

– Sản xuất phân bón tổng hợp và hợp chất nitơ được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ).

0892 – 08920: Khai thác và thu gom than bùn

Nhóm này gồm:

– Khai thác than bùn;

– Thu gom than bùn.

Loại trừ:

– Hoạt động dịch vụ phụ khai thác than bùn được phân vào nhóm 09900 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác);

– Hoạt động dịch vụ phụ khai thác than bùn được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu).

0893 – 08930: Khai thác muối

Nhóm này gồm:

– Các hoạt động khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối;

– Sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác;

– Nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất.

Loại trừ:

– Chế biến các sản phẩm muối, ví dụ muối iốt được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất nước dùng trong sinh hoạt từ nước biển hoặc từ nước suối mặn được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước).

0899 – 08990: Khai khoáng khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

Khai thác mỏ và khai thác khoáng chất và nguyên liệu khác chưa được phân vào đâu như:

+ Nguyên liệu làm đá mài, đá quý, các khoáng chất, graphite tự nhiên, và các chất phụ gia khác…

+ Đá quý, bột thạch anh, mica…

09: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ KHAI KHOÁNG

Ngành này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên về khai khoáng được cung cấp trên cơ sở phí hoặc hợp đồng. Nó bao gồm hoạt động dịch vụ thăm dò thông qua phương pháp truyền thống như các hoạt động: lấy mẫu, thực hiện các quan sát địa chất về địa điểm khai thác, hoạt động khoan, khoan thử, khoan lại các giếng dầu, các mỏ khoáng kim loại và phi kim loại. Các loại hình dịch vụ khác như xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi đào giếng, gắn xi măng các giếng dầu, làm sạch và xử lý hoá học axít giếng, dịch vụ chuyển rời rác tại các mỏ.

091 – 0910 – 09100: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên

Nhóm này gồm:

Hoạt động cung cấp dịch vụ khai thác dầu khí trên cơ sở phí và hợp đồng như:

+ Các hoạt động cung cấp dịch vụ thăm dò trong khai thác dầu khí như: các phương pháp lấy mẫu quặng tìm kiếm truyền thông, thực hiện quan sát địa chất ở những khu vực có tiềm năng,

+ Khoan định hướng, đào lớp ngoài, xây dựng giàn khoan, sửa chữa và tháo dỡ trang thiết bị, trát bờ giếng, bơm giếng, bịt giếng, hủy giếng v.v…

+ Sự hoá lỏng và tái khí hóa khí tự nhiên phục vụ cho mục đích vận chuyển, được thực hiện tại nơi khai thác mỏ,

+ Hoạt động cung cấp dịch vụ bơm và tháo nước trên cơ sở phí hoặc hợp đồng,

+ Khoan thử trong khai thác dầu khí.

Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ chữa cháy do khí và dầu.

Loại trừ:

– Những công việc phục vụ cho khai thác dầu, khí do chính đơn vị tự đảm nhận được phân vào nhóm 06100 (Khai thác dầu thô) và nhóm 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên);

– Hoạt động dịch vụ sửa chữa chuyên dụng thiết bị, máy móc phục vụ khai thác mỏ được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị);

– Sự hoá lỏng và tái khí hóa khí tự nhiên phục vụ cho mục đích vận chuyển, không được tại nơi khai thác mỏ được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);

– Các hoạt động khảo sát địa vật lý, địa chất ở khu vực khai thác dầu và khí, được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

099 – 0990 – 09900: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác

Nhóm này gồm:

– Hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở phí hoặc hợp đồng cho hoạt động khai thác thuộc ngành 05, 07 và 08;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ thăm dò theo phương pháp truyền thống và lấy mẫu quặng, thực hiện các quan sát địa chất tại khu vực có tiềm năng;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ bơm và tháo nước trên cơ sở phí hoặc hợp đồng;

– Hoạt động cung cấp dịch vụ khoan thử và đào thử.

Loại trừ:

– Hoạt động dịch vụ vận hành tại mỏ trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào ngành 05 (Khai thác than cứng và than non), ngành 07 (Khai thác quặng kim loại), ngành 08 (Khai khoáng khác);

– Hoạt động sửa chữa thiết bị, máy móc phục vụ khai thác mỏ được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị);

– Hoạt động cung cấp dịch vụ khảo sát địa vật lý trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế biến (xem chế biến rác thải dưới đây). Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa cũng được xem là hoạt động chế biến. Các đơn vị trong ngành chế biến này bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy và thiết bị thủ công. Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường các sản phẩm làm ra như may mặc, làm bánh cũng bao gồm trong nhóm ngành này. Các đơn vị chế biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến.

Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế biến tiếp theo. Ví dụ: Đầu ra của quá trình tinh luyện alumina là đầu vào của sơ chế ra aluminum, sản phẩm aluminum sơ chế là đầu vào của các nhà máy kéo sợi aluminum, sản phẩm sợi aluminum là đầu vào của quy trình sản xuất sợi tổng hợp…

Hoạt động lắp ráp được coi là chế biến chỉ là những hoạt động lắp ráp gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm của ngành chế biến. Ngành này bao gồm lắp ráp các sản phẩm, bán thành phẩm của nhà máy hoặc các bộ phận cấu thành.

Sản xuất các bộ phận cấu thành và các chi tiết, phụ tùng chuyên dụng kèm theo máy móc thiết bị, theo quy tắc được phân loại vào cùng một nhóm máy móc thiết bị có chi tiết phụ tùng kèm theo nó. Sản xuất các bộ phận cấu thành và các chi tiết, phụ tùng không chuyên dụng của máy móc thiết bị ví dụ như: Động cơ, pitông, môtô điện, lắp ráp điện, van xe đạp, các bộ phận lắp ráp kèm theo được phân vào các nhóm sản xuất thích hợp mà không cần xem máy móc, thiết bị mà các linh kiện này lắp ráp thành. Tuy nhiên, việc sản xuất bộ phận cấu thành riêng và bộ phận kèm theo bằng cách đúc hoặc đổ vật liệu nhựa được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic). Hoạt động lắp ráp các bộ phận cấu thành nên sản phẩm sản xuất được xem là một hoạt động sản xuất. Nó bao gồm lắp ráp các sản phẩm sản xuất từ các bộ phận đi mua hoặc tự sản xuất.

Tái chế rác, tức là chế biến rác thành nguyên liệu thô thứ sinh phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu). Mặc dù hoạt động này có thể liên quan đến thay đổi mặt lý tính và hoá tính nhưng nó không được coi là một phần của hoạt động sản xuất. Mục đích đầu tiên của các hoạt động này là xử lý hoặc chế biến rác thải và chúng được phân vào ngành E (Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải). Tuy nhiên, sản xuất các sản phẩm mới cuối cùng (ngược với nguyên liệu thô thứ sinh) được phân vào sản xuất kể cả khi các quá trình này sử dụng rác thải làm đầu vào. Ví dụ: Sản xuất bạc từ phim ảnh đã qua sử dụng được coi là quá trình sản xuất.

Sửa chữa và bảo dưỡng chuyên môn máy móc, thiết bị của ngành công nghiệp, thương mại và các ngành tương tự phân vào ngành 33 (Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị). Tuy nhiên, sửa chữa máy tính và đồ dùng cá nhân và gia đình được phân vào ngành 95 (Sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình), còn sửa chữa mô tô, xe máy, các xe có động cơ khác tại garage được phân vào ngành 45 (Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

Lắp đặt máy móc, thiết bị khi được thực hiện như một hoạt động chuyên môn được phân vào nhóm 33200 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).

Lưu ý: Ranh giới giữa chế biến và các khu vực khác trong hệ thống phân loại là không rõ ràng như nguyên tắc chung, những hoạt động trong phần chế biến này bao gồm cả chuyển nguyên, vật liệu để tạo ra sản phẩm mới. Đầu ra là một sản phẩm mới. Tuy nhiên, định nghĩa cái gì tạo thành nên một sản phẩm mới có thể là hơi chủ quan.

Khi sàng lọc, những hoạt động sau được coi là công nghiệp chế biến, chế tạo của bảng phân ngành:

– Đóng chai, làm tiệt trùng sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);

– Chế biến cá tươi (róc xương, lựa thịt các loài cá) hoạt động này không thực hiện trên tàu đánh cá được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);

– In ấn và hoạt động liên quan được phân vào nhóm 181 (In ấn và dịch vụ liên quan đến in);

– Sản xuất bê tông và trộn bê tông được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);

– Thuộc da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);

– Bảo quản gỗ được phân vào nhóm 1610 (Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ);

– Bộ mã điện, hộp số, bộ phận làm nóng kim loại và đánh bóng được phân vào nhóm 25920 (Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại);

– Xây dựng lại hoặc tái tạo máy móc, thiết bị (như động cơ ô tô) được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác);

– Đáp lại lốp xe được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su).

Ngược lại, có một vài hoạt động mặc dù đôi khi tham gia vào các quá trình chuyển đổi lại được phân vào nhóm khác của bảng phân ngành, nói cách khác chúng không được phân vào ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo), gồm:

– Hoạt động đốn gỗ được phân loại vào ngành A (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản);

– Làm sạch các sản phẩm nông nghiệp được phân loại vào ngành A (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản);

– Làm giàu quặng và các khoáng khác được phân loại vào ngành B (Khai khoáng);

– Hoạt động xây dựng công trình và hoạt động sản xuất tại mặt bằng xây dựng được phân loại vào ngành F (Xây dựng);

– Hoạt động dỡ hàng và phân chia thành nhiều lô hàng nhỏ bao gồm có đóng gói hàng hóa, hàng gói hoặc hàng đóng chai như là chất lỏng hoặc hoá học, giới thiệu với khách hàng trên máy tính, phân loại thành từng chi tiết một… đã được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

10: SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (Lĩnh vực có điều kiện, ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi)

Ngành này gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu).

Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.

Một vài hoạt động được xem như là sản xuất (ví dụ như chúng được thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt,… nơi mà bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất. Tuy nhiên, khi quá trình chế biến là rất nhỏ và không dẫn tới quá trình biến đổi thực sự được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).

Sản phẩm thức ăn gia súc từ sản phẩm thải ra của giết mổ và các sản phẩm phụ được phân vào nhóm 10800 (Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản). Chế biến thức ăn và đồ uống bỏ đi thành nguyên vật liệu thô thứ hai được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu) và xử lý thức ăn và đồ uống bỏ đi của mã 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).

101 – 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.

Loại trừ:

– Chế biến món ăn sẵn đông lạnh từ thịt động vật và thịt gia cầm được phân vào nhóm 10751 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt);

– Chế biến súp có chứa thịt được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Bán buôn thịt được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);

– Đóng gói thịt được phân vào nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói).

10101: Giết mổ gia súc, gia cầm

– Hoạt động giết mổ bao gồm giết, mổ, đóng gói, bảo quản thịt: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa, thỏ, các loại gia cầm, lạc đà…

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động giết mổ cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;

10102: Chế biến và bảo quản thịt

– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng nguyên con;

– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng pha miếng;

– Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng từng phần riêng.

– Hoạt động chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;

– Sản xuất da sống và lông thú bắt nguồn từ hoạt động giết mổ kể cả từ những người buôn bán da lông thú;

– Chế biến mỡ động vật;

– Chế biến lục phủ ngũ tạng động vật;

– Sản xuất lông vũ.

10109: Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thịt sấy khô, hun khói, ướp muối;

– Sản xuất sản phẩm thịt gồm: Xúc xích, pate, thịt dăm bông.

102 – 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Nhóm này gồm:

– Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói…

– Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối…

– Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá;

– Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá;

– Chế biến rong biển.

Loại trừ:

– Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật);

– Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản);

– Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).

10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:

Nhóm này gồm:

– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh;

– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.

10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô:

Nhóm này gồm:

– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô;

– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.

10203: Chế biến và bảo quản nước mắm:

Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.

10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản

Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.

103 – 1030: Chế biến và bảo quản rau quả

10301: Sản xuất nước ép từ rau quả

Nhóm này gồm:

Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.

– Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.

10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác

Nhóm này gồm:

– Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;

– Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…

– Chế biến thức ăn từ rau quả;

– Chế biến mứt rau quả;

– Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);

– Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;

– Rang các loại hạt;

– Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.

Nhóm này cũng gồm:

– Bóc vỏ khoai tây;

– Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;

– Sản xuất giá sống;

– Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;

– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.

Loại trừ:

– Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);

– Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);

– Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);

– Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).

104 – 1040: Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

Nhóm này gồm:

– Các hoạt động chế biến, bảo quản dầu mỡ động, thực vật thô và tinh luyện.

Loại trừ:

– Nấu và lọc mỡ lợn và các mỡ động vật ăn được khác được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Xay bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);

– Sản xuất dầu thiết yếu được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);

– Xử lý dầu và mỡ bằng phương pháp hoá học được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).

10401: Sản xuất dầu, mỡ động vật

Nhóm này gồm:

– Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm);

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được;

– Chiết xuất dầu cá và cá heo.

– Sản xuất mỡ ăn tổng hợp.

10402: Sản xuất dầu, bơ thực vật:

– Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh…

– Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu;

– Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành…

– Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá…

– Sản xuất bơ thực vật;

– Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật;

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.

105 – 1050 -10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Nhóm này gồm:

– Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng;

– Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;

– Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá;

– Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;

– Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;

– Sản xuất bơ;

– Sản xuất sữa chua;

– Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;

– Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại);

– Sản xuất casein hoặc lactose;

– Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.

Loại trừ:

– Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01412 (Chăn nuôi trâu, bò);

– Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa…) được phân vào nhóm 01442 (Chăn nuôi dê, cừu);

– Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).

106: Xay xát và sản xuất bột

Nhóm này gồm:

– Xay xát bột thô hoặc thức ăn từ rau củ, xay bột, làm sạch, đánh bóng gạo cũng như sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột nhão từ các sản phẩm này.

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất bột ngô ướt và rau quả sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.

1061: Xay xát và sản xuất bột thô

10611: Xay xát

Nhóm này gồm: Hoạt động xay xát gạo: sản xuất gạo bằng cách tách vỏ trấu, xay xát, đánh bóng, luộc qua.

10612: Sản xuất bột thô

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bột thô: Sản xuất bột mỳ, yến mạch, thức ăn hoặc viên thức ăn từ lúa mỳ, lúa mạch đen, yến mạch, ngô và các hạt ngũ cốc khác;

– Sản xuất bột gạo;

– Xay rau: Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các loại đậu, các rễ thân cây hoặc các hạt ăn được khác;

– Chế biến đồ ăn sáng từ ngũ cốc;

– Sản xuất bột hỗn hợp hoặc bột đã trộn sẵn làm bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt.

Loại trừ:

– Sản xuất bột và thức ăn từ khoai tây được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);

– Sản xuất bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).

1062 – 10620: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

Nhóm này gồm:

– Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô…

– Sản xuất bột ngô ướt;

– Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin…

– Sản xuất glutein;

– Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn;

– Sản xuất dầu ngô.

Loại trừ:

– Sản xuất đường lactose (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);

– Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).

107: Sản xuất thực phẩm khác

Nhóm này gồm: Sản xuất các loại thực phẩm khác nhau không thuộc các nhóm trên của ngành này.

Cụ thể:

Sản xuất các loại bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng.

1071 – 10710: Sản xuất các loại bánh từ bột

Nhóm này gồm:

Sản xuất các loại bánh từ bột như:

– Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;

– Sản xuất bánh mỳ dạng ổ bánh mỳ;

– Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả…

– Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;

– Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh ròn, bánh quy cây…) mặn hoặc ngọt;

– Sản xuất bánh bắp;

– Sản xuất bánh phồng tôm;

– Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế…

Loại trừ:

– Sản xuất các sản phẩm từ bột (mì ống) được phân vào nhóm 10740 (Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự);

– Sản xuất khoai tây chiên được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);

– Nướng bánh dùng ngay được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống).

1072 – 10720: Sản xuất đường

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đường (sucrose), mật mía, đường củ cải và đường khác từ các cây khác có đường. Tinh lọc đường thô thành đường tinh luyện (RE). Sản xuất xi rô, mật nước tinh lọc được làm từ đường mía hoặc đường từ các cây khác có đường như đường củ cải, đường từ cây thích, đường từ cây thốt nốt;

– Sản xuất đường dạng lỏng;

– Sản xuất mật đường;

Loại trừ: Sản xuất gluco, mật gluco, manto được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).

1073 – 10730: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

Nhóm này gồm:

– Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao;

– Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla;

– Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm;

– Sản xuất kẹo gôm;

– Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây;

– Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.

Loại trừ: Sản xuất đường sacaro được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).

1074 – 10740: Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

Nhóm này gồm:

– Sản xuất mì như mỳ ống, mỳ sợi kể cả đã được nấu, nhồi hoặc chưa;

– Sản xuất bột mỳ (nấu với thịt);

– Sản xuất mỳ đông lạnh hoặc mỳ đóng gói;

Loại trừ: Sản xuất súp mỳ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa phân vào đâu).

1075: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

Nhóm này gồm: Sản xuất các thức ăn và món ăn chế biến sẵn (đã chế biến và nấu chín) và được bảo quản (chẳng hạn bảo quản ở dạng đông lạnh hoặc đóng hộp). Các món ăn này thường được đóng gói và dán nhãn để bán lại, nhóm này không bao gồm món ăn tiêu dùng ngay như trong nhà hàng.

Loại trừ:

– Bán buôn thức ăn và món ăn đã chế biến được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);

– Bán lẻ đồ ăn đã chế biến trong các cửa hàng được phân vào nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp), nhóm 47210 (Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Các nhà thầu phục vụ bữa ăn trên máy bay được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).

10751: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt

Nhóm này gồm:

– Sản xuất món ăn sẵn từ thịt (bao gồm thịt đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không);

10752: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các món ăn sẵn từ thủy sản (bao gồm thủy sản đóng hộp và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không);

10759: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác

– Sản xuất các thức ăn sẵn khác (phục vụ bữa trưa, bữa tối);

– Sản xuất món ăn từ rau;

– Sản xuất bánh pizza dạng đông lạnh.

1076- 10760: Sản xuất chè:

Nhóm này gồm:

– Trộn chè và chất phụ gia;

– Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;

1077- 10770: Sản xuất cà phê:

– Rang và lọc chất caphêin cà phê;

– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: Cà phê hoà tan, cà phê pha phin, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;

– Sản xuất các chất thay thế cà phê;

1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất súp và nước xuýt;

– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;

– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;

– Sản xuất dấm;

– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;

– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);

– Sản xuất men bia;

– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;

– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;

– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;

– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;

– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;

– Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;

– Sản xuất thực phẩm chức năng.

Loại trừ:

– Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm);

– Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);

– Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).

– Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống);

– Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).

108 – 1080 -10800: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đồ ăn sẵn cho vật nuôi kiểng, bao gồm chó, mèo, chim, cá, v.v…

– Sản xuất đồ ăn sẵn cho động vật trang trại, bao gồm thức ăn cô đặc và thức ăn bổ sung;

– Chuẩn bị thức ăn nguyên chất cho gia súc nông trại.

Nhóm này cũng gồm: Xử lý phế phẩm của giết mổ gia súc để chế biến thức ăn gia súc.

Loại trừ:

– Sản phẩm thịt cá cho thức ăn gia súc được phân vào nhóm 1020 (Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản);

– Sản xuất bánh có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật);

– Các hoạt động dẫn đến các sản phẩm phụ có thể dùng làm thức ăn gia súc mà không cần xử lý đặc biệt, ví dụ hạt có dầu được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, bơ thực vật), bã của hạt xay nghiền được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô).

11: SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

Ngành này gồm: Sản xuất đồ uống như đồ uống không cồn và nước khoáng, sản xuất đồ uống có cồn chủ yếu thông qua lên men, bia và rượu, sản xuất đồ uống có cồn qua chưng cất.

Loại trừ:

– Sản xuất nước rau, quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);

– Sản xuất đồ uống có sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);

– Sản xuất cà phê được phân vào nhóm 10770 (Sản xuất cà phê);

– Sản xuất chè được phân vào nhóm 10760 (Sản xuất chè).

110: Sản xuất đồ uống

1101 – 11010: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh: rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp…

– Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất;

– Sản xuất rượu mạnh trung tính.

Loại trừ:

– Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);

– Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);

– Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

1102 -11020: Sản xuất rượu vang

Nhóm này gồm:

– Sản xuất rượu vang;

– Sản xuất rượu sủi tăm;

– Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;

– Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;

– Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự.

Nhóm này cũng gồm:

– Pha chế các loại rượu vang;

– Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.

Loại trừ:

– Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

1103 – 11030: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

Nhóm này gồm:

– Sản xuất rượu từ mạch nha như bia, bia đen;

– Sản xuất mạch nha ủ men bia;

– Sản xuất bia không cồn hoặc có độ cồn thấp.

1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

11041: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai

Nhóm này gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác.

11042: Sản xuất đồ uống không cồn

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đồ uống không cồn trừ bia và rượu không cồn;

– Sản xuất nước có mùi vị hoặc nước ngọt không cồn, có ga hoặc không có ga: nước chanh, nước cam, côla, nước hoa quả, nước bổ dưỡng…

Loại trừ:

– Sản xuất nước chiết từ rau quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);

– Sản xuất đồ uống từ sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);

– Sản xuất cà phê được phân vào nhóm 10770 (Sản xuất cà phê);

– Sản xuất chè được phân vào nhóm 10760 (Sản xuất chè).

– Sản xuất rượu không cồn được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang);

– Sản xuất bia không cồn được phân vào nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia);

– Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói), nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

12: SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

Ngành này gồm: Chế biến nông sản lá thuốc lá thành các loại sản phẩm thuốc lá, thuốc hút khác.

120 – 1200: Sản xuất sản phẩm thuốc lá

12001: Sản xuất thuốc lá

Nhóm này gồm:

– Chế biến lá thuốc lá thành sợi thuốc lá;

– Sản xuất thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá như: thuốc lá điếu;

– Sản xuất thuốc lá đã được đồng hoá hoặc đã được chế biến.

Loại trừ:

– Trồng thuốc lá được phân vào nhóm 01150 (Trồng cây thuốc lá, thuốc lào).

– Sơ chế thô lá thuốc lá được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch).

12009: Sản xuất thuốc hút khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xì gà, thuốc lá hút tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá rê.

13: DỆT

Ngành này gồm: Sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất các sản phẩm từ vải dệt, trừ quần áo (ví dụ đồ bằng vải dùng trong gia đình, khăn trải, thảm trải sàn, dây thừng…). Trồng sợi thiên nhiên được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), sản xuất sợi tổng hợp là quá trình hoá học được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo). Sản xuất sản phẩm may mặc được phân vào ngành 14 (Sản xuất trang phục).

131: Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm dệt, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị, sản xuất sợi và dệt vải. Nó có thể được làm từ các nguyên liệu thô khác nhau như lụa, len, sợi nhân tạo hay từ động thực vật khác, từ giấy hay từ thủy tinh…

Nhóm này cũng gồm: Hoàn thiện sản phẩm dệt và may trang phục như tẩy trắng, nhuộm, may và các hoạt động tương tự.

1311 – 13110: Sản xuất sợi

Nhóm này gồm:

– Chuẩn bị sợi dệt: quay và dệt sợi; tẩy nhờn và các-bon hoá len, nhuộm len lông cừu; trải len lông các loài động vật, thực vật và sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

– Xe sợi và sản xuất sợi cho dệt hoặc may để buôn bán hoặc chế biến thêm;

– Sản xuất sợi, kết, cuộn, ngâm sợi tổng hợp hoặc sợi tái tạo;

– Sản xuất vải cotton rộng bản, vải len, vải lụa, vải lanh bao gồm cả sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

– Sản xuất sợi giấy.

Loại trừ:

– Công việc chuẩn bị được thực hiện gắn với nông nghiệp hoặc trang trại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Ươm các cây lấy sợi (đay, gai, lanh…) được phân vào nhóm 01160 (Trồng cây lấy sợi);

– Tỉa hột bông được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);

– Sản xuất sợi tổng hợp hoặc nhân tạo, sản xuất sợi đơn (bao gồm sợi dai và sợi dùng dệt thảm) từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo);

– Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).

1312 – 13120: Sản xuất vải dệt thoi

Nhóm này gồm:

– Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp;

– Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt;

– Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc;

– Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh;

– Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid;

– Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.

Loại trừ:

– Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm);

– Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

1313 – 13130: Hoàn thiện sản phẩm dệt

Nhóm này gồm:

– Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

– Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

– Tẩy quần áo bò;

– Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt;

– Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải;

– In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.

Loại trừ: Sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su).

139: Sản xuất hàng dệt khác

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm được tạo ra từ vải dệt, ngoại trừ quần áo mặc, chẳng hạn như hàng dệt may sẵn, thảm và chăn mền, dây thừng, dây chão, vải dệt gối, và một số đồ trang sức…

1391 – 13910: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như:

+ Vải nhung và vải bông,

+ Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự,

+ Các loại vải bằng đan móc khác;

– Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan.

– Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).

Loại trừ:

– Sản xuất lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải màn dạng ren được đan từ máy Raschel hoặc từ các máy móc tương tự được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo, đồ trang sức trang điểm, đan, thêu được phân vào nhóm 14300 (Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc).

1392 – 13920: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất sản phẩm dệt sẵn từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào, kể cả vải len như:

+ Chăn, túi ngủ,

+ Khăn trải giường, bàn hoặc bếp,

+ Chăn, chăn lông vịt, đệm ghế, gối và túi ngủ.

– Sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn như:

+ Màn, rèm, mành, ga trải giường, tấm phủ máy móc hoặc bàn ghế,

+ Vải nhựa, lều bạt, đồ cắm trại, buồm, bạt che ô tô, che máy móc và bàn ghế,

+ Cờ, biểu ngữ, cờ hiệu…

+ Vải lau bụi, khăn lau bát, chén, đĩa và các đồ tương tự, áo cứu đắm, dù.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất chăn điện;

– Sản xuất thảm thêu tay;

– Sản xuất vải phủ lốp ô tô.

Loại trừ: Sản xuất hàng dệt dùng trong kỹ thuật được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).

1393 – 13930: Sản xuất thảm, chăn, đệm

Nhóm này gồm:

– Sản xuất tấm lát phủ sàn như: thảm tấm, chăn đệm, thảm lau chân;

– Sản xuất tấm phủ sàn dệt dạng nỉ có lỗ.

Loại trừ:

– Sản xuất thảm chùi chân từ nguyên liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

– Sản xuất tấm phủ sàn từ nguyên liệu nhựa, cao su, tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

– Sản xuất vải sơn lót sàn nhà, tấm phủ sàn có mặt cứng được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).

1394 – 13940: Sản xuất các loại dây bện và lưới

Nhóm này gồm:

– Sản xuất dây thừng, dây chão, dây bện và dây cáp từ sợi dệt hoặc sợi tương tự, bất kể chúng được tẩm phủ tráng, bọc bằng cao su, plastic hay không;

– Sản xuất lưới đan từ dây chão, dây thừng, bện;

– Sản xuất các sản phẩm lưới hoặc dây chão; lưới đánh cá, lưới chắn thuyền, dây cáp, dây chão có lõi bằng kim loại, dây đeo, lót đệm…

Loại trừ:

– Sản xuất lưới tóc được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất dây kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).

1399 -13990: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

Hoạt động liên quan đến dệt hoặc sản phẩm dệt chưa được phân vào đâu trong ngành 12, 13.

Cụ thể:

– Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính,

– Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn…

– Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua,

– Sản xuất nỉ,

– Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí,

– Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,

– Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa,

– Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao,

– Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng…,

– Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông,

– Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không),

– Sản xuất vải lót máy móc,

– Sản xuất vải quần áo dễ co giãn,

– Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật,

– Sản xuất dây giày,

– Sản xuất bông đánh phấn và găng tay,

– May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo.

Loại trừ:

– Sản xuất tấm phủ sàn được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

– Sản xuất sản phẩm dệt làm đồ chèn lót, hoặc sản phẩm chèn lót: như khăn tắm, băng vệ sinh được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất băng chuyền, băng tải bằng sợi dệt, dây thừng, dây chão được phủ, tráng cao su, trong đó cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất tấm, tờ hoặc mảnh cao su có liên kết với sợi vải dệt với mục đích tăng cường được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

– Sản xuất quần áo từ sợi kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đầu).

14: SẢN XUẤT TRANG PHỤC

Ngành này gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo của người thành thị…) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo truyền thống hoặc hiện đại.

141 – 1410 -14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;

– Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;

– Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;

– Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy…,

– Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê…,

– Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;

– Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;

– Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;

– Sản xuất đồ lễ hội;

– Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;

– Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;

– Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.

Loại trừ:

– Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

– Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);

– Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);

– Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

142 – 1420 -14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

Nhóm này gồm:

Sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:

+ Trang phục lông thú và phụ trang,

+ Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…

+ Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.

Loại trừ:

– Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);

– Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);

– Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).

143 – 1430 – 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

Nhóm này gồm:

– Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;

– Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.

Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

15: SẢN XUẤT DA VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN

Ngành này gồm: Thuộc, nhuộm da và chế biến da sống thành da bằng cách thuộc, chế biến da thành các sản phẩm cho sử dụng cuối cùng. Nó cũng bao gồm sản xuất các sản phẩm tương tự từ các nguyên liệu khác (giả da hoặc thay thế da), như giày dép cao su, túi xách từ sản phẩm dệt. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu thay thế da cũng thuộc nhóm này, vì chúng được sản xuất bằng các phương pháp tương đương với các sản phẩm da được sản xuất (ví dụ túi xách) và thường được sản xuất trong cùng một đơn vị.

151: Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông thú

Nhóm này gồm: Sản xuất da lông thú và các sản phẩm da lông thú.

1511 -15110: Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú

Nhóm này gồm:

– Thuộc, nhuộm da;

– Sản xuất da sơn dương, da cừu, da dê, giấy da, da tinh xảo hoặc da hấp (cao su);

– Sản xuất da tổng hợp;

– Cạo lông, chải lông, thuộc, tẩy trắng, xén lông, nhổ lông và nhuộm da lông thú.

Loại trừ:

– Sản xuất da sống và da như một phần việc của trại nuôi gia súc được phân vào nhóm 014 (Chăn nuôi);

– Sản xuất da sống và da là phần việc của hoạt động giết mổ được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất trang phục bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất da giả không phải từ da tự nhiên được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).

1512 – 15120: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm

Nhóm này gồm:

– Sản xuất va li, túi xách và các loại tương tự, bằng da, da tổng hợp hoặc bất cứ nguyên liệu nào khác như nhựa, vải dệt, sợi hoặc bìa các tông được lưu hoá, với điều kiện các nguyên liệu này sử dụng cùng công nghệ dùng để xử lý da;

– Sản xuất yên đệm;

– Sản xuất dây đeo đồng hồ phi kim (từ vải, da, nhựa);

– Sản xuất các đồ khác từ da hoặc da tổng hợp: Dây an toàn, túi…

– Sản xuất dây giày bằng da;

– Sản xuất roi da, roi nài ngựa.

Loại trừ:

– Sản xuất trang phục bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất găng tay và mũ da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất giày, dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);

– Sản xuất yên xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật);

– Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan);

– Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại thường được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan);

– Sản xuất dây đeo an toàn cho thợ điện và các dây đeo cho nghề nghiệp khác được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

152 – 1520 -15200: Sản xuất giày, dép

Nhóm này gồm:

– Sản xuất giày, dép cho mọi mục đích sử dụng, bằng mọi nguyên liệu, bằng mọi cách thức sản xuất bao gồm cả đổ khuôn;

– Sản xuất bộ phận bằng da của giày dép: sản xuất mũi giày và bộ phận của mũi giày, đế trong và phần ngoài đế;

– Sản xuất bao chân, xà cạp và các vật tương tự;

– Thêu, in gia công trên giày;

– Sản xuất guốc gỗ thành phẩm;

– Gia công đế giày bằng nguyên phụ liệu khác (xốp eva, giả da…)

Loại trừ:

– Sản xuất giày dép từ nguyên liệu dệt không có đế được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất bộ phận bằng nhựa của giày dép được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

– Sản xuất ủng, giày cao su và đế, các bộ phận khác của giày dép bằng cao su được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất bộ phận của giày bằng gỗ (ví dụ cốt giày hoặc gót giày) được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện).

16: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

Ngành này gồm: Sản xuất các sản phẩm từ gỗ như: gỗ xẻ, gỗ dán, lớp gỗ mặt (của gỗ dán), thùng đựng hàng bằng gỗ, gỗ làm sàn, gỗ làm dàn giáo và gỗ dựng nhà làm sẵn. Quá trình sản xuất bao gồm xẻ, bào, tạo khuôn, xẻ mỏng, lắp ráp sản phẩm gỗ bắt đầu từ gỗ tròn được cắt thành từng khúc hoặc tấm, sau đó được cắt nhỏ tiếp hoặc được định khuôn bằng tiện hoặc các dụng cụ tạo hình khác. Gỗ khúc hoặc gỗ đã định hình khác có thể được bào hoặc làm nhẵn và lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng như thùng đựng hàng bằng gỗ.

Loại trừ: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế) hoặc lắp đặt các thiết bị gỗ và đồ tương tự được phân vào nhóm 43300 (Hoàn thiện công trình xây dựng).

161 – 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

Nhóm này gồm: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.

Loại trừ:

– Xẻ gỗ và sản xuất gỗ thô được phân vào nhóm 02210 (Khai thác gỗ).

– Sản xuất lớp gỗ mỏng dùng trong gỗ dán, gỗ ván và tấm panen được phân vào nhóm 16210 (Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác).

– Sản xuất ván ốp, hạt gỗ, gỗ đúc được phân vào nhóm 16220 (Sản xuất đồ gỗ xây dựng).

16101: Cưa, xẻ và bào gỗ

Nhóm này gồm:

– Cưa, xẻ, bào và gia công cắt gọt gỗ;

– Xẻ mỏng, bóc vỏ, đẽo bào gỗ;

– Sản xuất tà vẹt bằng gỗ;

– Sản xuất sàn gỗ chưa lắp ráp;

– Sản xuất sợi gỗ, bột gỗ, vỏ bào, hạt gỗ.

16102: Bảo quản gỗ

Nhóm này gồm:

– Làm khô gỗ.

– Tẩm hoặc xử lý hoá chất gỗ với chất bảo quản hoặc nguyên liệu khác.

162: Sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện bao gồm dạng cơ bản cũng như các sản phẩm lắp ráp.

1621 -16210: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất gỗ dán, bìa giấy đủ mỏng để sử dụng dán hoặc làm gỗ dán hoặc sử dụng cho các mục đích khác như:

+ Tấm gỗ được làm nhẵn, nhuộm, phủ, thấm tẩm, tăng cường (có giấy hoặc vải lót sau),

+ Làm dưới dạng rời,

– Sản xuất gỗ lạng, ván mỏng và các loại ván, tấm mỏng bằng gỗ tương tự;

– Sản xuất gỗ mảnh hoặc gỗ thớ;

– Sản xuất gỗ ván ghép và vật liệu dùng để cách nhiệt bằng thủy tinh;

– Sản xuất gỗ dán mỏng, gỗ trang trí ván mỏng.

1622 – 16220: Sản xuất đồ gỗ xây dựng

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đồ gỗ chủ yếu dùng trong ngành xây dựng, cụ thể:

+ Rui, mè, xà, dầm, các thanh giằng,

+ Các khung đỡ mái nhà được làm sẵn bằng gỗ, bằng kim loại nối với nhau và bằng gỗ dán mỏng,

+ Cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp, khung cửa, bất kể chúng có hay không các phụ kiện bằng kim loại như bản lề, khoá…

+ Cầu thang, hàng rào chắn,

+ Ván ốp, hạt gỗ, gỗ đúc,

+ Lót ván sàn, mảnh gỗ ván sàn được lắp ráp thành tấm.

– Sản xuất các khung nhà lắp sẵn hoặc các bộ phận của nhà, chủ yếu bằng gỗ;

– Sản xuất nhà gỗ di động;

– Sản xuất các bộ phận bằng gỗ (trừ các đồ không có chân).

Loại trừ:

– Sản xuất gỗ lắp sàn chưa lắp ráp được phân vào nhóm 1610 (Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ);

– Sản xuất tủ nhà bếp, tủ sách, tủ quần áo,… được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế);

– Sản xuất bức vách ngăn không có chân được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế).

1623 -16230: Sản xuất bao bì bằng gỗ

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thùng gỗ, hòm, thùng thưa (sọt), thùng hình ống và các đồ đựng bằng gỗ tương tự;

– Sản xuất tấm nâng hàng, thùng nâng hàng và tấm nâng hàng khác bằng gỗ;

– Sản xuất thùng tròn, bình, chum và các sản phẩm thùng bằng gỗ khác;

– Sản xuất thùng có dây cáp cuốn bằng gỗ.

– Sản xuất quan tài bằng gỗ.

Loại trừ:

– Sản xuất dụng cụ đựng hành lý bằng gỗ được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);

– Sản xuất thùng bằng vật liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện).

1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm gỗ khác nhau, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Loại trừ:

– Sản xuất chiếu, thảm từ nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục);

– Sản xuất hòm đựng hành lý được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);

– Sản xuất giày, dép bằng gỗ được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);

– Sản xuất diêm được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất hộp đựng đồng hồ được phân vào nhóm 26520 (Sản xuất đồng hồ);

– Sản xuất ống chỉ, ống suốt của máy dệt được phân vào nhóm 28260 (Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da);

– Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế);

– Sản xuất đồ chơi bằng gỗ được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất bàn chải và chổi được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất tráp nhỏ được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

16291: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các sản phẩm gỗ khác nhau, cụ thể:

+ Cán, tay cầm của dụng cụ, cán chổi, cán bàn chải,

+ Khuôn và nòng giày hoặc ủng, mắc áo,

+ Đồ dùng gia đình và đồ dùng nấu bếp bằng gỗ,

+ Tượng và đồ trang trí bằng gỗ, đồ khảm, trạm hoa văn bằng gỗ,

+ Hộp, tráp nhỏ đựng đồ trang sức quý và các vật phẩm tương tự bằng gỗ,

+ Các dụng cụ như ống chỉ, suốt chỉ, ống suốt, cuộn cuốn chỉ, máy xâu ren và các vật phẩm tương tự của guồng quay tơ bằng gỗ,

+ Các vật phẩm khác bằng gỗ.

– Sản xuất củi đun từ gỗ ép hoặc nguyên liệu thay thế như bã cà phê hay đậu nành;

– Sản xuất khung gương, khung tranh ảnh bằng gỗ;

– Sản xuất khung tranh sơn dầu cho nghệ sỹ;

– Sản xuất bộ phận giày bằng gỗ (như gót giày và cốt giày);

– Sản xuất cán ô, ba toong và đồ tương tự;

– Sản xuất bộ phận dùng trong sản xuất tẩu thuốc lá;

– Tranh khắc bằng gỗ.

16292: Sản xuất sản phẩm từ lâm sản (trừ gỗ), cói và vật liệu tết bện

Nhóm này gồm:

– Chế biến bấc tự nhiên và các sản phẩm từ bấc ép;

– Sản xuất các sản phẩm từ bấc tự nhiên hoặc bấc ép, bao gồm tấm phủ sàn;

– Sản xuất dây bện, sản phẩm tết bện như thảm chùi chân, chiếu, thùng, hộp và tấm chắn;

– Sản xuất đồ giỏ bằng liễu gai và các đồ bằng bấc.

– Sản xuất đồ lưu niệm như tranh, gạt tàn thuốc, hoa… làm bằng tre.

17: SẢN XUẤT GIẤY VÀ SẢN PHẨM TỪ GIẤY

Ngành này gồm:

Sản xuất bột giấy, giấy hoặc các sản phẩm từ giấy. Hoạt động sản xuất các sản phẩm này được tạo thành một dãy các hoạt động sản xuất liên kết với nhau theo chiều dọc. Một đơn vị độc lập thường tiến hành nhiều hơn một hoạt động. Thông thường có 3 loại hoạt động: Sản xuất bột giấy liên quan đến tách sợi xenlulo từ hợp chất gỗ hoặc giấy đã sử dụng. Sản xuất giấy bao gồm ép các sợi thành tấm, bản. Các sản phẩm được làm từ giấy và các nguyên liệu khác bằng các kỹ thuật tạo hình hoặc cắt khác nhau, bao gồm cả hoạt động sơn phủ và cán mỏng. Các sản phẩm giấy có thể được in (báo tường, giấy gói quà)…

Sản xuất bột giấy, giấy và giấy bìa được phân vào nhóm 1701 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa).

170: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

1701-17010: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bột giấy được tẩy trắng, tẩy trắng một phần hoặc chưa được tẩy trắng bằng cơ học, hoá học (hoà tan hoặc không hoà tan) hoặc xử lý hóa chất một phần;

– Sản xuất bột giấy từ xơ bông;

– Loại bỏ mực và sản xuất bột giấy từ giấy bỏ;

– Sản xuất giấy và giấy bìa với quy trình công nghệ cao;

– Chế biến giấy và giấy bìa như:

+ Sơn phủ, tẩm thấm giấy và giấy bìa,

+ Sản xuất giấy kếp,

+ Sản xuất giấy cán mỏng thành tấm từ giấy và bìa giấy,

– Sản xuất giấy thủ công;

– Sản xuất giấy báo và giấy để in ấn khác hoặc giấy viết;

– Sản xuất giấy sợi để chèn lót và giấy sợi xenlulo cuộn;

– Sản xuất giấy than hoặc giấy nền cuộn hoặc bản rộng.

Loại trừ:

– Sản xuất giấy nhăn và giấy bìa được phân vào nhóm 1702 (Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa);

– Sản xuất các sản phẩm chế biến kỹ hơn từ giấy, giấy bìa, bột giấy được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất giấy được tráng, phủ hoặc tẩm thấm, trong đó tẩm thấm và tráng phủ là thành phần chính, được phân vào nhóm sản xuất các sản phẩm tẩm thấm, tráng phủ;

– Sản xuất giấy ráp được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất áo cứu đắm được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

1702: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

17021: Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bao bì bằng giấy và bìa giấy lót làn sóng (có nếp gấp để bảo quản đồ dễ vỡ như thủy tinh…);

– Sản xuất bao bì bằng bìa cứng;

– Sản xuất các bao bì khác bằng giấy và bìa;

– Sản xuất bao tải bằng giấy;

– Sản xuất hộp đựng tài liệu trong văn phòng và đồ tương tự.

Loại trừ: Sản xuất phong bì được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu).

17022: Sản xuất giấy nhăn và bìa nhăn

Nhóm này gồm:

– Sản xuất giấy nhăn và giấy bìa.

– Sản xuất bao bì bằng giấy nhăn hoặc bìa nhăn.

Loại trừ: Sản xuất sản phẩm từ bột giấy ép hoặc đúc được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu).

1709 – 17090: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất giấy vệ sinh cá nhân và giấy dùng trong gia đình và sản phẩm chèn lót bằng xenlulo như:

+ Giấy ăn, giấy lau chùi,

+ Băng vệ sinh và khăn lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh,

+ Cốc, chén đĩa, khay bằng giấy.

– Sản xuất các đồ dệt chèn lót và sản phẩm chèn lót như: Giấy vệ sinh, băng vệ sinh;

– Sản xuất giấy viết, giấy in;

– Sản xuất giấy in cho máy vi tính;

– Sản xuất giấy tự copy khác;

– Sản xuất giấy nến và giấy than;

– Sản xuất giấy phết hồ sẵn và giấy dính;

– Sản xuất phong bì, bưu thiếp;

– Sản xuất sổ sách, sổ kế toán, bìa rời, an-bum và các đồ dùng văn phòng phẩm tương tự dùng trong giáo dục và thương mại;

– Sản xuất hộp, túi, túi dết, giấy tóm tắt bao gồm sự phân loại đồ dùng văn phòng phẩm bằng giấy;

– Sản xuất giấy dán tường và giấy phủ tường tương tự bao gồm giấy có phủ chất dẻo và giấy dán tường có sợi dệt;

– Sản xuất nhãn hiệu;

– Sản xuất giấy lọc và bìa giấy;

– Sản xuất ống chỉ, suốt chỉ bằng giấy và bìa giấy;

– Sản xuất khay đựng trứng và các sản phẩm đóng gói khác được đúc sẵn;

– Sản xuất giấy mới từ giấy phế thải;

– Sản xuất vàng mã các loại.

Loại trừ:

– Sản xuất giấy hoặc bìa giấy với khổ lớn được phân vào nhóm 17010 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa);

– In trên sản phẩm giấy được phân vào nhóm 18110 (In ấn);

– Sản xuất quân bài được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất trò chơi và đồ chơi bằng giấy hoặc bìa giấy được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).

18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI

Ngành này gồm:

In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, thiếp chúc mừng, các mẫu văn bản thương mại và các tài liệu khác và thực hiện hoạt động hỗ trợ như đóng sách, dịch vụ làm đĩa và tạo hình. Hoạt động hỗ trợ kể ở đây là phần không thể thiếu của ngành in ấn và sản phẩm (đĩa in, bìa sách hoặc đĩa máy tính hoặc file).

Các quá trình được sử dụng trong hoạt động in ấn bao gồm một loạt các phương pháp chuyển một hình ảnh từ đĩa, màn hình hoặc file máy tính sang các phương tiện khác như giấy, nhựa, kim loại, sản phẩm dệt hoặc gỗ. Điểm nổi bật nhất của các phương pháp này là việc chuyển hình ảnh từ đĩa hoặc màn hình sang các phương tiện như in thạch bản, in bản kẽm, in nổi). Thông thường một file máy tính được sử dụng trực tiếp máy in để tạo hình ảnh hoặc tĩnh điện học và các loại thiết bị khác (in kỹ thuật số hoặc in phi tác động).

In ấn và xuất bản có thể được thực hiện bởi cùng một đơn vị (ví dụ như báo).

Ngành này cũng gồm: Tái xuất bản các bản ghi âm thanh, như đĩa compact, đĩa video, phần mềm trên đĩa hoặc băng, bản ghi.

Loại trừ: Hoạt động xuất bản được phân vào ngành 58 (Hoạt động xuất bản).

181: In ấn và dịch vụ liên quan đến in

Nhóm này gồm: In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, các mẫu văn bản thương mại, thiệp chúc mừng và các tài liệu khác, cùng các hoạt động hỗ trợ như đóng gáy sách, dịch vụ làm đĩa và hình ảnh. In có thể được thực hiện bằng cách kỹ thuật khác nhau và trên các vật liệu khác nhau.

1811 – 18110: In ấn

Nhóm này gồm:

– In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in ốp-sét, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;

– In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm;

– Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.

Nhóm này cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).

Loại trừ:

– In trên lụa (bao gồm in nhiệt) trên các trang phục được phân vào nhóm 13130 (Hoàn thiện sản phẩm dệt);

– Sản xuất các sản phẩm bằng giấy như gáy sách được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

– Xuất bản các ấn phẩm in được phân vào ngành 581 (Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác);

– Bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219 (Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác).

1812 -18120: Dịch vụ liên quan đến in

Nhóm này gồm:

– Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,… bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;

– Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;

– Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp-sét và in sắp chữ);

– Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;

– Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);

– Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem;

– In thử;

– Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);

– Sản xuất các sản phẩm sao chụp;

– Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;

– Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.

182 – 1820 -18200: Sao chép bản ghi các loại

Nhóm này gồm:

– Sao chép băng, đĩa hát, đĩa compact và băng máy từ các bản gốc;

– Sao chép băng, đĩa từ, băng video phim và các ấn phẩm video từ các bản gốc;

– Sao chép các phần mềm và dữ liệu sang đĩa, băng từ các bản gốc.

Loại trừ:

– Sao chép các ấn phẩm in được phân vào nhóm 18110 (In ấn);

– Xuất bản phần mềm được phân vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm);

– Sản xuất và phân phối phim điện ảnh, đĩa video và phim trên đĩa DVD hoặc các phương tiện tương tự được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình), 59120 (Hoạt động hậu kỳ), 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);

– Sản xuất các bản gốc ghi âm hoặc các nguyên liệu âm thanh khác được phân vào nhóm 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);

– Sao chép phim điện ảnh để phân phối cho các rạp được phân vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc).

19: SẢN XUẤT THAN CỐC; SẢN PHẨM DẦU MỎ TINH CHẾ

Ngành này gồm: Việc chuyển dầu thô và than đá thành các sản phẩm có thể sử dụng được. Quá trình sản xuất nổi bật là tinh luyện dầu, bao gồm tách dầu thô thành các sản phẩm cấu thành thông qua các kỹ thuật như cracking và chưng cất.

Ngành này cũng gồm: Sản xuất các sản phẩm có tính chất tương tự (ví dụ than đá, butan, propan, dầu, xăng…) cũng như các dịch vụ sản xuất (ví dụ tinh luyện truyền thống). Sản xuất khí như etan, propan, butan là các sản phẩm dầu tinh luyện.

Loại trừ:

Sản xuất các khí này ở các đơn vị khác, sản xuất hóa chất cơ bản được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hóa chất cơ bản); sản xuất khí công nghiệp, 2011 (Sản xuất hóa chất cơ bản); chiết xuất từ khí tự nhiên (metan, etan, butan hoặc propan), 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên) và sản xuất khí nhiên liệu, không phải loại khí dầu mỏ (ví dụ khí than, khí nước, khí sản xuất), 35201 (Sản xuất khí đốt). Các đơn vị sản xuất hoá dầu từ dầu tinh luyện được phân vào ngành 20 (Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất).

191 – 1910 -19100: Sản xuất than cốc

Nhóm này gồm:

– Điều hành các lò than cốc;

– Sản xuất than cốc và một phần than cốc;

– Sản xuất dầu hắc ín và than dầu hắc ín;

– Sản xuất ga từ than cốc;

– Sản xuất than thô và nhựa đường;

– Chưng cất than cốc.

192 – 1920 -19200: Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế

Nhóm này gồm:

Sản xuất nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí hoặc các sản phẩm khác từ dầu thô, khoáng bitum hoặc các sản phẩm phân đoạn của chúng. Tinh luyện dầu gồm một hoặc nhiều các hoạt động sau: phân đoạn, chưng cất thẳng từ dầu thô, cracking.

Cụ thể:

– Sản xuất nhiên liệu ô tô: xăng, dầu lửa,…

– Sản xuất nhiên liệu: Dầu nhiên liệu nặng, nhẹ, trung bình, khí tinh chế như etan, propan, butan,…

– Sản xuất dầu mỡ bôi trơn từ dầu, kể cả từ dầu thải;

– Sản xuất các sản phẩm cho ngành hoá dầu và cho ngành sản xuất chất phủ đường;

– Sản xuất các sản phẩm khác: cồn trắng, varơlin, sáp paraphin, nhớt…

– Sản xuất than bánh từ than non, than cốc;

– Sản xuất bánh dầu;

– Trộn nhiên liệu sinh học, tức là trộn cồn với dầu hoả.

20: SẢN XUẤT HÓA CHẤT VÀ SẢN PHẨM HÓA CHẤT (Lĩnh vực có điều kiện, chứng chỉ hành nghề)

Ngành này gồm:

Việc chuyển các nguyên liệu thô hữu cơ và vô cơ bằng quá trình hoá học để hình thành sản phẩm. Ở đây có phân biệt hoạt động sản xuất các hoá chất cơ bản tạo thành nhóm ngành đầu tiên từ sản xuất các sản phẩm trung gian và cuối cùng được sản xuất bằng quy trình chế biến sâu hơn tạo thành các nhóm ngành còn lại.

201: Sản xuất hoá chất cơ bản, phân bón và hợp chất ni tơ; sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm hoá chất cơ bản, phân bón và các hợp chất ni tơ cũng như nhựa, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh.

2011: Sản xuất hoá chất cơ bản

Nhóm này gồm: Sản xuất hóa chất sử dụng các quy trình cơ bản, như: phản ứng chưng cất và nhiệt cracking. Sản lượng của các quy trình này thường được tạo ra bởi các nguyên tố hóa học khác nhau hoặc bởi các hợp chất hóa học được xác định rõ tính chất hóa học riêng biệt.

20111: Sản xuất khí công nghiệp

Nhóm này gồm:

– Sản xuất khí y học và công nghiệp vô cơ dạng lỏng hoặc nén:

+ Khí cơ bản,

+ Không khí nén hoặc lỏng,

+ Khí làm lạnh,

+ Khí công nghiệp hỗn hợp,

+ Khí trơ như các bon đi ôxít,

+ Khí phân lập.

20112: Sản xuất chất nhuộm và chất màu

Nhóm này bao gồm:

– Sản xuất thuốc nhuộm, chất nhuộm từ bất kì nguồn nào dưới dạng cơ bản hoặc cô đặc.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất các sản phẩm cùng loại sử dụng như chất làm sáng huỳnh quang

20113: Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản khác

Nhóm này bao gồm:

+ Sản xuất các nguyên tố hoá học;

+ Sản xuất axít vô cơ trừ axít nitơríc;

+ Sản xuất chất kiềm, dung dịch kiềm và các chất bazơ vô cơ khác trừ amoniac;

+ Sản xuất nước chưng cất;

+ Sản xuất các hợp chất vô cơ khác.

Nhóm này cũng gồm:

– Làm giàu quặng Uranium và Thorium;

20114: Sản xuất hóa chất hữu cơ cơ bản khác

Nhóm này bao gồm:

+ Axylic hidrocacbon, bão hoà hoặc chưa bão hoà,

+ Xylic hidrocacbon, bão hoà hoặc chưa bão hoà,

+ Rượu axylic và xylic,

+ Axit cacbonxylic đơn hoặc đa phân tử, bao gồm axit axetic,

+ Các hợp chất chứa oxy khác bao gồm andehyt, xeton, quặng quino và hợp chất ôxi đa chức hoặc lưỡng chức,

+ Glyxerin tổng hợp,

+ Hợp chất hữu cơ chứa ni tơ, bao gồm amin,

+ Sự lên men đường, ngũ cốc hoặc những thứ tương tự để sản xuất ra rượu cồn và este,

+ Các hợp chất hữu cơ khác.

20119: Sản xuất hóa chất cơ bản khác

Nhóm này bao gồm:

– Nung quặng sun-pít-sắt;

– Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo;

– Sản xuất than củi từ các loại cây, gỗ (trừ hoạt động đốt than thủ công trong rừng),

– Dầu và các sản phẩm khác từ chưng cất hắc ín than đá ở nhiệt độ cao và các sản phẩm tương tự.

Loại trừ:

– Chiết xuất etan, metan, butan, propan được phân vào nhóm 06200 (Khai thác khí đốt tự nhiên);

– Sản xuất ga nhiên liệu như etan, butan hoặc propan trong nhà máy lọc dầu mỏ được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế);

– Sản xuất phân đạm và hợp chất ni tơ được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ);

– Sản xuất amoni được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ);

– Sản xuất amoni clorua được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ);

– Sản xuất ni tơ và kali nitơrát được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ);

– Sản xuất amoni cacbonat được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ);

– Sản xuất nhựa nguyên sinh được phân vào nhóm 2013 (Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh);

– Sản xuất cao su tổng hợp dạng nguyên sinh được phân vào nhóm 2013 (Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh);

– Sản xuất thuốc nhuộm được phân vào nhóm 2022 (Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và matít);

– Sản xuất glyxerin thô được phân vào nhóm 2023 (Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh);

– Sản xuất tinh dầu tự nhiên được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất nước chưng cất được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất salixilic và ô-axít axetyl salicilic được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).

2012 – 20120: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ

Nhóm này gồm:

– Sản xuất phân bón như:

+ Phân đạm ni tơ nguyên chất hoặc hỗn hợp, phân lân hoặc phân kali,

+ Phân urê, phân lân thô tự nhiên và muối kali thô tự nhiên.

– Sản xuất sản phẩm có chứa ni tơ như:

+ Axit nitơric và sunphua nitơric, amoni, amoni clorua, amoni cacbonat, kali nitơrat.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất đất có than bùn làm thành phần chính;

– Sản xuất đất là hỗn hợp của đất tự nhiên, cát, cao lanh và khoáng;

– Sản xuất than tổ ong;

– Sản xuất than trấu, than thiêu kết.

Loại trừ:

– Khai thác phân chim được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón);

– Sản xuất sản phẩm hoá học nông nghiệp, như thuốc trừ sâu được phân vào nhóm 20210 (Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp);

– Sản xuất phân trộn được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).

2013: Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

Nhóm này gồm: Sản xuất nhựa thông, nguyên liệu nhựa và chất đàn hồi nhựa dẻo không lưu hóa nhiệt, chất hỗn hợp và nhựa thông pha trộn theo phương pháp thông thường cũng như sản xuất nhựa thông tổng hợp không theo định dạng.

Loại trừ:

– Sản xuất tơ và sợi nhân tạo và tổng hợp được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo);

– Nghiền các sản phẩm plastic được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).

20131: Sản xuất plastic nguyên sinh

Nhóm này gồm:

– Sản xuất plastic dạng nguyên sinh:

+ Polyme, bao gồm polyme tổng hợp từ etylen, propylen, xtiren, vinyl clorua, vinyl axetat và axit acrilic,

+ Polyamit,

+ Nhựa thông epoxit, phenolic và pôliurêtan,

+ Alkil, nhựa thông pôliexte và pôliexte,

+ Silicon,

+ Chất thay đổi ion trên polyme.

20132: Sản xuất cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

Nhóm này gồm:

– Sản xuất cao su tổng hợp dạng nguyên sinh:

+ Cao su tổng hợp,

+ Cao su nhân tạo,

– Sản xuất hỗn hợp cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên hoặc keo dính giống cao su (ví dụ nhựa lấy ở cây dùng làm chất cách điện).

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất xenlulo và các dẫn xuất hoá học của chúng.

202: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm hoá chất như: Sơn, mực, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa và chế phẩm vệ sinh, các sản phẩm hoá học dùng cho ngành ảnh (bao gồm giấy ảnh và phim), các chế phẩm chẩn đoán tổng hợp.

2021 – 20210: Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt côn trùng gặm nhấm, thuốc diệt cỏ;

– Sản xuất các sản phẩm chống mọc mầm, máy điều chỉnh tốc độ phát triển của cây;

– Sản xuất chất tẩy uế (cho nông nghiệp và cho các mục đích sử dụng khác);

– Sản xuất các sản phẩm hoá nông khác chưa phân vào đâu.

Loại trừ: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ được phân vào nhóm 20120 (Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ).

2022: Sản xuất sơn, vec ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít

20221: Sản xuất sơn, vec ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít

Nhóm này gồm:

– Sản xuất sơn và vec ni, men, sơn mài;

– Sản xuất chất nhuộm và chất nhuộm chế sẵn, thuốc màu;

– Sản xuất men tráng trên sản phẩm thủy tinh và men sành, men đánh bóng và các chất tương tự;

– Sản xuất sơn ma tít;

– Sản xuất hợp chất dùng để bít, trét, hàn và các chất tương tự dùng để hàn các vật không chịu nhiệt hoặc các chất pha chế trang trí mặt ngoài;

– Sản xuất hợp chất dung môi hữu cơ dùng để pha chế sơn, vec ni;

– Sản xuất dung môi tẩy rửa sơn, vec ni.

20222: Sản xuất mực in

Nhóm này gồm: Sản xuất mực in.

Loại trừ:

– Sản xuất chất màu, thuốc nhuộm được phân vào nhóm 20112 (Sản xuất thuốc nhuộm và chất màu);

– Sản xuất mực viết và mực vẽ được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).

2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

20231: Sản xuất mỹ phẩm

Nhóm này gồm:

– Nước hoa và nước vệ sinh,

– Chất mỹ phẩm và hoá trang,

– Chất chống nắng và chống rám nắng,

– Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân,

– Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc,

– Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả,

– Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu,

– Chất khử mùi và muối tắm,

– Thuốc làm rụng lông.

20232: Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh

Nhóm này gồm:

– Sản xuất xà phòng dạng bánh;

– Sản xuất giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ… được bọc hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy rửa;

– Sản xuất glixerin thô;

– Sản xuất chất hoạt động bề mặt như:

+ Bột giặt dạng lỏng hoặc cứng và chất tẩy rửa,

+ Nước rửa bát,

+ Nước xả quần áo và chất làm mềm vải.

– Sản xuất sản phẩm tẩy rửa và đánh bóng:

+ Chất làm nước hoa hoặc chất xịt phòng,

+ Chất tẩy nhân tạo, tẩy lông,

+ Chất đánh bóng và xi cho sản phẩm da,

+ Chất đánh bóng dùng cho gỗ,

+ Chất đánh bóng cho thủy tinh, kim loại.

+ Bột nhão hoặc bột khô để lau chùi các sản phẩm bao gồm: Giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ, dạ, phớt, bông.

Loại trừ:

– Sản xuất hợp chất hoá học phân tách được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);

– Sản xuất glyxerin, các sản phẩm tổng hợp từ dầu mỏ được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);

– Chiết xuất và tinh luyện từ dầu thiên nhiên được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).

2029 – 20290: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các loại bột thuốc nổ;

– Sản xuất các sản phẩm pháo hoa, chất nổ, bao gồm ngòi nổ, pháo sáng…

– Sản xuất giêlatin và dẫn xuất giêlatin, keo hồ và các chất đã được pha chế, bao gồm keo cao su;

– Sản xuất chiết xuất của các sản phẩm hương liệu tự nhiên;

– Sản xuất chất giống nhựa;

– Sản xuất nước hương liệu nguyên chất chưng cất;

– Sản xuất sản phẩm hỗn hợp có mùi thơm dùng cho sản xuất nước hoa hoặc thực phẩm;

– Sản xuất phim, giấy ảnh, các vật liệu nhạy với ánh sáng khác;

– Sản xuất hoá chất dùng để làm ảnh;

– Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác như:

+ Pep ton, dẫn xuất của pep ton, các chất protein khác và dẫn xuất của chúng,

+ Dầu mỡ,

+ Dầu hoặc mỡ được pha chế bằng quá trình hoá học,

+ Nguyên liệu sử dụng trong hoàn thiện sản phẩm dệt và da,

+ Bột và bột nhão sử dụng trong hàn,

+ Sản xuất chất để tẩy kim loại,

+ Sản xuất chất phụ gia cho xi măng,

+ Sản xuất các-bon hoạt tính, chất phụ gia cho dầu nhờn, chất xúc tác cho cao su tổng hợp, chất xúc tác và sản phẩm hoá chất khác sử dụng trong công nghiệp,

+ Sản xuất chất chống cháy, chống đóng băng,

+ Sản xuất hợp chất dùng để thử phản ứng trong phòng thí nghiệm và để chẩn đoán khác;

– Sản xuất mực viết và mực vẽ;

– Sản xuất diêm;

– Sản xuất hương các loại…

– Sản xuất meo nấm.

Loại trừ:

– Sản xuất sản phẩm hoá chất với khối lượng lớn được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);

– Sản xuất nước chưng cất được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);

– Sản xuất các sản phẩm hương liệu tổng hợp được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);

– Sản xuất mực in được phân vào nhóm 2022 (Sản xuất sơn, véc vi và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít);

– Sản xuất nước hoa và nước vệ sinh được phân vào nhóm 2023 (Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh);

– Sản xuất chất kết dính từ nhựa đường được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu).

203 – 2030 – 20300: Sản xuất sợi nhân tạo

Nhóm này gồm:

– Sản xuất tơ, lanh nhân tạo hoặc tổng hợp;

– Sản xuất sợi nhân tạo hoặc tổng hợp chưa được chải hoặc chế biến khác cho quá trình quay sợi;

– Sản xuất chỉ, tơ nhân tạo hoặc tổng hợp, bao gồm chỉ có độ dai cao;

– Sản xuất đa sợi tổng hợp hoặc nhân tạo.

Loại trừ:

– Quay sợi tổng hợp hoặc nhân tạo được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi);

– Sản xuất chỉ từ sợi nhân tạo được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi).

21: SẢN XUẤT THUỐC, HÓA DƯỢC VÀ DƯỢC LIỆU

210 – 2100: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm dược liệu cơ bản và các chế phẩm dược, sản xuất sản phẩm thuốc và hoá dược.

Loại trừ:

– Sản xuất cỏ làm thuốc (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã) được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

– Bán buôn dược phẩm được phân vào nhóm 4649 (Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình);

– Bán lẻ dược phẩm được phân vào nhóm 4772 (Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh);

– Đóng gói các sản phẩm dược được phân vào nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói);

– Sản xuất chất hàn răng, sản xuất xi măng hàn răng được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa);

– Nghiên cứu và phát triển ngành dược và công nghệ sinh học được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật).

21001: Sản xuất thuốc các loại

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thuốc như:

+ Huyết thanh và các thành phần của máu,

+ Vắc xin,

+ Các loại thuốc khác, bao gồm chất vi lượng.

– Sản xuất thuốc tránh thai uống và đặt;

– Sản xuất thuốc chẩn đoán, bao gồm thử thai;

– Sản xuất thuốc chẩn đoán hoạt phóng xạ;

21002: Sản xuất hoá dược và dược liệu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất chất hoạt động thuốc được sử dụng cho dược liệu trong sản xuất dược phẩm: Thuốc kháng sinh, vitamin cơ bản, salixilic và axit O- axetinsalixilic…

– Sản xuất hoá dược.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất đường hoá học tinh luyện;

– Sản xuất băng gạc, đồ chèn lót, chỉ sinh học, đồ băng bó…

– Sản xuất các sản phẩm sinh học sử dụng làm thuốc (nghiền, tán…).

22: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ CAO SU VÀ PLASTIC

Ngành này gồm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa. Ngành này có đặc trưng là dùng nguyên liệu thô trong sản xuất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các sản phẩm làm từ các nguyên liệu này được xếp vào hoạt động này.

221: Sản xuất sản phẩm từ cao su

2211 – 22110: Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su

Nhóm này gồm: Sản xuất lốp cao su cho xe thô sơ, thiết bị, máy di động, máy bay, đồ chơi, đồ đạc và các mục đích sử dụng khác như:

+ Lốp bơm hơi,

+ Lốp đặc hoặc có lót đệm.

– Sản xuất săm;

– Sản xuất ta lông lốp xe có thể thay được, vành lốp xe, sản xuất các tấm cao su dùng để đắp lại lốp cũ;

– Đắp lại lốp cũ, thay các tấm cao su trên các lốp xe hơi.

Loại trừ:

– Sản xuất nguyên liệu sửa chữa săm được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sửa chữa săm và lốp, vá hoặc thay được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).

2219 – 22190: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các sản phẩm khác từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, cao su chưa lưu hoá hoặc đã lưu hoá hoặc đã làm cứng như:

+ Đĩa cao su, tấm, mảnh, thanh cao su,

+ Ống, vòi cao su,

+ Sản xuất băng tải, băng truyền bằng cao su,

+ Đồ dùng vệ sinh bằng cao su: Dụng cụ tránh thai cao su, chai chườm nước nóng,

+ Quần áo bằng cao su (nếu quần áo được sản xuất bằng cách gắn dán, chứ không phải khâu),

+ Tấm phủ sàn bằng cao su,

+ Cáp và sợi cao su,

+ Sợi cao su hoá,

+ Vòng, thiết bị phụ và chất gắn bằng cao su,

+ Trục cán bằng cao su,

+ Đệm hơi cao su,

+ Sản xuất bóng bay.

– Sản xuất chổi cao su;

– Sản xuất ống cao su cứng;

– Sản xuất lược cao su, lô cuốn tóc cao su và đồ tương tự.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất nguyên liệu sửa chữa cao su;

– Sản xuất sản phẩm dệt được tráng, phủ cao su với cao su là thành phần chính;

– Đệm nước cao su;

– Túi tắm bằng cao su;

– Quần áo lặn bằng cao su;

– Các vật dùng trong sinh hoạt tình dục bằng cao su.

– Sản xuất thảm từ cao su lỗ.

Loại trừ:

– Sản xuất sản phẩm sợi dệt cho lốp xe được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo bằng sản phẩm dệt co dãn được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất giày dép cao su được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);

– Sản xuất keo dán từ cao su được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất tấm trải lưng cho lạc đà được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su);

– Sản xuất thuyền và mảng bơm hơi được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi) và nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);

– Sản xuất đồ dùng trong thể thao bằng cao su, trừ quần áo được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất các chương trình trò chơi và đồ chơi bằng cao su (bao gồm thuyền cao su bơm hơi cho trẻ em, con thú bơm hơi bằng cao su, bóng và các đồ tương tự) được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Tái chế cao su được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).

222 – 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic

22201: Sản xuất bao bì từ plastic

Nhóm này gồm:

– Sản xuất đồ nhựa dùng để gói hàng như:

+ Túi, bao tải, hộp, thùng, hòm, bình lớn, chai lọ bằng nhựa.

22209: Sản xuất sản phẩm khác từ plastic

Nhóm này gồm:

Chế biến chất dẻo mới hoặc nhựa đã dùng thành các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng sử dụng các hoạt động như khuôn nén; đẩy nén, thổi nén, phun nén và cắt. Đối với tất cả các quá trình trên, quá trình sản xuất là quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm.

Cụ thể:

– Sản xuất các sản phẩm plastic bán chế biến như: Đĩa, tấm, khối, mảnh nhựa (bất kể tự dính hay không);

– Sản xuất các sản phẩm nhựa hoàn thiện như: Ống, vòi nhựa, thiết bị lắp đặt bằng nhựa;

– Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, khung, mành, rèm, ván chân tường, bể hồ chứa nhân tạo, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn hoặc dạng tấm, đồ thiết bị vệ sinh bằng nhựa như bể bơi plastic, vòi tắm, chậu tắm, chậu rửa mặt.

– Sản xuất bàn, đồ bếp và đồ nhà vệ sinh bằng nhựa;

– Sản xuất tấm hoặc bản bóng kính;

– Sản xuất tấm phủ sàn bằng nhựa cứng hoặc linoleum;

– Sản xuất đá nhân tạo;

– Sản xuất băng keo;

– Sản xuất sản phẩm nhựa chuyển hoá như: Mũ lưỡi trai, thiết bị ngăn cách, bộ phận của thiết bị chiếu sáng, thiết bị văn phòng hoặc giáo dục, quần áo bằng nhựa (nếu chúng được gắn với nhau, không phải là khâu), thiết bị đồ gia dụng, tượng, băng chuyền, giấy dán tường bằng nhựa, đế giày, tẩu xì gà, lược, lô cuốn tóc, và các đồ khác.

Loại trừ:

– Sản xuất túi nhựa được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);

– Sản xuất giày dép nhựa được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);

– Sản xuất nhựa dạng nguyên sinh được phân vào nhóm 2013 (Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh);

– Sản xuất đồ dùng bằng cao su tổng hợp hoặc thiên nhiên được phân vao nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất nội thất nhựa được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);

– Sản xuất đệm nhựa dạng tổ ong không phủ được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);

– Sản xuất đồ dụng cụ thể thao nhựa được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất đồ chơi, chương trình trò chơi nhựa được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất thiết bị nha khoa và y khoa bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);

– Sản xuất các thiết bị quang học bằng nhựa được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, nha khoa);

– Sản xuất mũ nhựa cứng và các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân khác bằng nhựa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

23: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KHOÁNG PHI KIM LOẠI KHÁC

Ngành này gồm: Các hoạt động sản xuất khác nhau liên quan đến đơn chất của khoáng. Hoạt động sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh (ví dụ tấm thủy tinh, thủy tinh rỗng, sợi thủy tinh…) và sản phẩm gốm, sản phẩm đất sét nung, xi măng và thạch cao từ các nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện. Tạo dáng và hoàn thiện đá và các sản phẩm khoáng khác cũng được phân vào ngành này.

231 – 2310: Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

Nhóm này gồm:

Hoạt động sản xuất thủy tinh ở mọi loại hình, mọi phương thức và tất cả các sản phẩm như:

23101: Sản xuất thủy tinh phẳng và sản phẩm từ thủy tinh phẳng

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thủy tinh tấm bao gồm thủy tinh màu, dây thủy tinh hoặc thủy tinh tấm;

– Sản xuất thủy tinh tấm cán mỏng hoặc làm cứng;

– Sản xuất gạch lát sàn thủy tinh;

– Sản xuất gương thủy tinh;

– Sản xuất các sản phẩm phân cách bằng thủy tinh nhiều lớp.

23102: Sản xuất thủy tinh rỗng và sản phẩm từ thủy tinh rỗng

Nhóm này gồm:

– Sản xuất chai và các vật đựng khác bằng thủy tinh;

– Sản xuất ly uống và các đồ thủy tinh khác hoặc các đồ pha lê;

– Sản xuất thủy tinh dạng ống và dạng que.

23103: Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh

– Sản xuất sợi thủy tinh, bao gồm len thủy tinh và các sản phẩm phi sợi từ thủy tinh;

23109: Sản xuất thủy tinh khác và các sản phẩm từ thủy tinh

– Sản xuất đồ thủy tinh trong dược, phòng thí nghiệm, và đồ vệ sinh;

– Sản xuất đồ thủy tinh để làm đồng hồ đeo tay và để bàn, đồ thủy tinh để làm thiết bị quang học;

– Sản xuất đồ thủy tinh trong đồ trang sức;

– Sản xuất các chất cách ly bằng thủy tinh;

– Sản xuất vỏ bọc thủy tinh cho bóng đèn;

– Sản xuất tượng bằng thủy tinh.

Loại trừ:

– Sản xuất vải được dệt từ sợi thủy tinh được phân vào nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);

– Sản xuất các sản phẩm quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);

– Sản xuất sợi quang học và sợi cáp quang để truyền hình ảnh động được phân vào nhóm 27310 (Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học);

– Sản xuất đồ chơi thủy tinh được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất ống tiêm và các thiết bị phòng thí nghiệm y tế khác được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).

239: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Các hoạt động sản xuất các sản phẩm cuối cùng hoặc trung gian từ các khoáng phi kim được khai thác như cát, sỏi, cao lanh.

2391 – 23910: Sản xuất sản phẩm chịu lửa

Nhóm này gồm:

– Sản xuất vữa, bê tông, xi măng chịu lửa.

– Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa như:

+ Đồ gốm sứ cách nhiệt từ nguyên liệu hoá thạch silic.

+ Gạch, ngói chịu lửa.

+ Sản xuất bình, nồi, vòi, ống.

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất đồ chịu lửa có chứa manhe, cromit, đolomit.

2392 – 23920: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

Nhóm này gồm:

– Sản xuất gạch ngói không chịu lửa, gạch hình khối khảm;

– Sản xuất đá phiến và đá lát thềm không chịu lửa;

– Sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm sứ không chịu lửa như: Sản xuất gạch gốm sứ, ngói lợp, ống khói bằng gốm…

– Sản xuất gạch lát sàn từ đất sét nung;

– Sản xuất các đồ vật vệ sinh cố định làm bằng gốm.

Loại trừ:

– Sản xuất đá nhân tạo (ví dụ đá hoa cẩm thạch) được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

– Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa).

2393 – 23930: Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ và các vật dụng khác trong nhà và nhà vệ sinh;

– Sản xuất các tượng nhỏ và các đồ trang trí bằng gốm khác;

– Sản xuất các sản phẩm cách điện và các đồ đạc cố định trong nhà cách điện bằng gốm;

– Sản xuất các sản phẩm trong phòng thí nghiệm, hoá học và các sản phẩm công nghiệp;

– Sản xuất chai, lọ, bình và các vật dụng tương tự cùng một loại được sử dụng cho việc vận chuyển và đóng gói hàng hóa;

– Sản xuất đồ nội thất bằng gốm;

– Sản xuất các sản phẩm bằng gốm chưa được phân vào đâu.

Loại trừ:

– Sản xuất đá nhân tạo (ví dụ đá hoa cẩm thạch) được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

– Sản xuất hàng hóa bằng gốm chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa);

– Sản xuất vật liệu xây dựng bằng gốm được phân vào nhóm 23920 (Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét);

– Sản xuất các đồ vật vệ sinh bằng gốm được phân vào nhóm 23920 (Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét);

– Sản xuất đồ nữ trang giả được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan);

– Sản xuất đồ chơi bằng gốm được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);

– Sản xuất răng giả được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).

2394: Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

Nhóm này gồm:

– Sản xuất clanh ke và xi măng cứng trong nước, bao gồm xi măng pooc lăng, xi măng alumin, xi măng xỉ và xi măng supe phốt phát;

– Sản xuất vôi nhanh, vôi tôi, vôi ngâm trong nước;

– Sản xuất dolomit can xi;

– Sản xuất vữa từ thạch cao hoặc sun phát can xi.

Loại trừ:

– Sản xuất hồ, bê tông chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa);

– Sản xuất các sản phẩm từ xi măng được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);

– Sản xuất các sản phẩm từ thạch cao được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);

– Sản xuất bê tông đúc sẵn và bê tông hỗn hợp khô và vữa được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);

– Sản xuất xi măng dùng cho nghề chữa răng được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).

23941: Sản xuất xi măng

Nhóm này gồm: Sản xuất clanh ke và xi măng cứng trong nước, bao gồm xi măng pooc lăng, xi măng alumin, xi măng xỉ và xi măng supe phôt phát.

23942: Sản xuất vôi

Nhóm này gồm: Sản xuất vôi nhanh, vôi tôi, vôi ngâm trong nước.

23943: Sản xuất thạch cao

Nhóm này gồm:

– Sản xuất dolomit can xi;

– Sản xuất vữa từ thạch cao hoặc sun phát can xi.

2395 – 23950: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bê tông đúc sẵn, xi măng hoặc các sản phẩm đá nhân tạo sử dụng trong xây dựng như: Ngói, đá lát tường, gạch, tấm, thanh, ống…

– Sản xuất các hợp chất xây dựng đúc sẵn dùng trong xây dựng hoặc xây dựng dân dụng từ đá, xi măng hoặc đá nhân tạo;

– Sản xuất các sản phẩm vữa dùng trong xây dựng như: Dạng tấm, bảng, thanh;

– Sản xuất nguyên liệu xây dựng từ thực vật (gỗ, sợi thực vật, rơm, rạ, bấc) được trộn với xi măng, vôi, vữa và các khoáng khác;

– Sản xuất các sản phẩm từ xi măng amiăng hoặc xi măng sợi xenlulo hoặc vật liệu tương tự như: Các tấm gấp nhiều lần, thanh, ngói, ống, vòi, vò, bồn rửa, khung cửa sổ;

– Sản xuất các sản phẩm khác như: chậu hoa, bức phù hiệu, tượng từ bê tông, vôi, vữa, xi măng hoặc đá nhân tạo;

– Sản xuất vữa bột;

– Sản xuất bê tông trộn sẵn và bê tông khô.

Loại trừ:

– Sản xuất xi măng và vữa chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa).

2396 – 23960: cắt tạo dáng và hoàn thiện đá

Nhóm này gồm:

– Cắt, tạo dáng, hoàn thiện sản phẩm đá sử dụng trong xây dựng, trong nghĩa trang, đường xá và lợp mái;

– Sản xuất đồ gia dụng bằng đá;

– Làm mộ bia.

Loại trừ:

– Các hoạt động do các nhà điều hành mỏ đá thực hiện, ví dụ sản xuất cắt đá thô được phân vào nhóm 0810 (Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét);

– Sản xuất đá răm, bột đá và các sản phẩm tương tự được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);

– Các hoạt động của các nhà điêu khắc được phân vào nhóm 90000 (Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí).

2399 – 23990: Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bột đá, đá mài hoặc đá đánh bóng và các sản phẩm tự nhiên, nhân tạo bao gồm sản phẩm kết dính trên nền xốp (ví dụ giấy cát);

– Sản xuất sợi và tấm dệt khoáng phi kim loại, quần áo, mũ, giày dép, giấy, dây bện, dây thừng…

– Sản xuất các nguyên liệu mài và các đồ không lắp khung của các sản phẩm đó với nguyên liệu khoáng hoặc xen lu lô;

– Sản xuất vật liệu cách điện khoáng sản như: Sản xuất len xỉ, len đá, len khoáng sản tương tự, chất khoáng bón cây, đất sét và các nguyên liệu cách âm, cách nhiệt, thẩm âm;

– Sản xuất các sản phẩm từ khoáng khác như: Mica và các sản phẩm từ mica, than bùn, than chì (không phải sản phẩm điện);

– Sản xuất các sản phẩm từ asphát và nguyên liệu tương tự, ví dụ chất dính atphát, xỉ than;

– Sợi các bon và graphit và các sản phẩm từ sợi các bon (trừ các thiết bị điện).

Loại trừ: Sản xuất sản phẩm từ sợi thủy tinh dệt và không dệt, xem 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).

24: SẢN XUẤT KIM LOẠI

Ngành này gồm:

Các hoạt động nung chảy, tinh luyện kim loại màu và kim loại đen từ quặng, các mảnh nhỏ, rác thải sử dụng quá trình xử lý điện kim và các kỹ thuật luyện kim khác. Các đơn vị trong nhóm này cũng sản xuất hợp kim kim loại và siêu hợp kim bằng cách cho thêm các chất hoá học vào kim loại nguyên chất. Đầu ra của hoạt động cán, nung chảy, tinh luyện thường ở dạng thỏi được dùng trong lăn, kéo, đẩy thành tấm, thanh, bản, dây và ở dạng nấu chảy để tạo thành khuôn và kim loại cơ bản khác.

241 – 2410 – 24100: Sản xuất sắt, thép, gang

Nhóm này gồm:

Các hoạt động như chiết xuất trực tiếp từ quặng sắt, sản xuất thép xỉ dạng nung chảy hoặc dạng cứng; chuyển xỉ thép thành thép; sản xuất ferrolloy, sản xuất thép, sản xuất tấm (ví dụ đĩa, tấm, bảng, dây) và sản xuất thép dạng thỏi, ống như:

– Điều hành lò luyện kim, máy chuyển thành thép, cán và hoàn thiện;

– Sản xuất xỉ thép, sản xuất gang thành xỉ, tấm và các dạng ban đầu khác;

– Sản xuất hợp kim sắt;

– Sản xuất các sản phẩm kim loại đen bằng cách chiết giảm trực tiếp sắt và các sản phẩm bột kim loại đen khác, sản xuất thép từ tinh lọc bằng quá trình điện phân hoặc hoá học khác;

– Sản xuất sắt dạng hột và dạng bột;

– Sản xuất thép dạng thỏi hoặc các dạng nguyên sinh khác;

– Sản xuất sản phẩm thép bán hoàn thiện;

– Sản xuất các sản phẩm thép cuộn nóng cuộn lạnh và cuộn phẳng;

– Sản xuất thanh thép cuộn nóng;

– Sản xuất mặt cắt thép cuộn nóng;

– Sản xuất thanh thép và các mặt cắt cứng từ thép bằng cách kéo lạnh, nghiền hoặc quay;

– Sản xuất các mặt cắt mở bằng cách tạo khuôn lạnh cuộn hoặc gấp nếp các sản phẩm thép cuộn phẳng;

– Sản xuất dây thép bằng cách kéo hoặc dãn lạnh;

– Sản xuất tấm thép và các mặt cắt mở thép hàn;

– Sản xuất các vật liệu đường ray tàu hoả (đường sắt chưa lắp) bằng thép;

– Sản xuất ống thép không mối nối bằng cách cuộn nóng, kéo nóng hoặc cuộn lạnh, kéo lạnh;

– Sản xuất các ống thép hàn bằng cách đổ khuôn nóng hoặc lạnh và hàn, hoặc có được bằng cách xử lý thêm bằng kéo lạnh hoặc cuộn lạnh hoặc bằng cách đổ khuôn nóng, hàn;

– Sản xuất các thiết bị nối ống thép như mép phẳng và mép có vòng đệm, các mối nối hàn.

Loại trừ:

– Sản xuất khuôn đổ ống thép và các đồ làm mối nối bằng thép đúc được phân vào nhóm 24310 (Đúc sắt thép);

– Sản xuất ống thép không mối nối bằng cách đúc li tâm được phân vào nhóm 24310 (Đúc sắt thép);

– Sản xuất đồ làm mối nối bằng thép đúc được phân vào nhóm 24310 (Đúc sắt thép).

242 – 2420: Sản xuất kim loại quý và kim loại màu

24201: Sản xuất kim loại quý

Nhóm này gồm:

– Sản xuất và tinh chế kim loại quý, chế tác hoặc không chế tác như: vàng, bạc, platinum… từ quặng hoặc kim loại vụn;

– Sản xuất hợp kim quý;

– Sản xuất sản phẩm sơ chế từ kim loại quý;

– Sản xuất bạc được cán vào kim loại cơ bản;

– Sản xuất vàng được cán vào kim loại cơ bản hoặc bạc;

– Sản xuất platinum và kim loại nhóm platinum được cán vào vàng, bạc và kim loại cơ bản;

– Sản xuất lá dát kim loại quý.

– Sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).

24202: Sản xuất kim loại màu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất nhôm từ alumin;

– Sản xuất nhôm từ tinh chế điện phân chất thải nhôm và kim loại vụn;

– Sản xuất hợp kim nhôm;

– Sơ chế nhôm;

– Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ quặng;

– Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ tinh chế điện phân chất thải chì, kẽm, thiếc và kim loại vụn;

– Sản xuất hợp kim chì, kẽm và thiếc;

– Sơ chế chì, kẽm và thiếc;

– Sản xuất đồng từ quặng;

– Sản xuất đồng từ tinh chế điện phân chất thải đồng và kim loại vụn;

– Sản xuất hợp kim đồng;

– Sản xuất dây cầu chì;

– Sơ chế đồng;

– Sản xuất crôm, măng gan, ni ken… từ tinh chế điện phân và nhôm của chất thải crôm, măng gan, ni ken… và kim loại vụn;

– Sản xuất hợp kim crôm, măng gan, niken…

– Sơ chế crôm, măng gan, niken…

– Sản xuất các chất từ niken…

– Sản xuất kim loại uranium từ uranit và quặng khác;

– Luyện và tinh chế uranium;

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất dây của những kim loại trên bằng cách kéo;

– Sản xuất ôxit nhôm (Alumina);

– Sản xuất kim loại bọc nhôm;

– Sản xuất lá dát nhôm (thiếc) được làm từ lá nhôm (thiếc) là vật liệu chính;

Loại trừ:

– Đúc kim loại màu được phân vào nhóm 24320 (Đúc kim loại màu);

243: Đúc kim loại

Nhóm này gồm: Sản xuất sản phẩm đúc sơ chế và sản phẩm đúc các loại theo những đặc điểm kỹ thuật của chúng.

Loại trừ:

Sản xuất sản phẩm khuôn đúc thành phẩm như:

+ Nồi hơi và lò được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại),

+ Các chi tiết khuôn đúc gia dụng được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).

2431 – 24310: Đúc sắt, thép

Nhóm này gồm:

Các hoạt động của các xưởng đúc sắt và thép như:

+ Đúc sản phẩm sắt bán thành phẩm,

+ Đúc khuôn sắt,

+ Đúc khuôn sắt graphit hình cầu,

+ Đúc khuôn sắt dát mỏng,

+ Đúc khuôn thép bán thành phẩm,

+ Đúc khuôn thép,

+ Sản xuất ống, vòi và các đồ làm mối nối bằng sắt đúc,

+ Sản xuất ống thép không mối nối và ống thép qua đúc li tâm,

+ Sản xuất đồ làm mối nối ống, vòi bằng thép đúc.

2432 – 24320: Đúc kim loại màu

Nhóm này gồm:

– Khuôn sản phẩm sơ chế từ nhôm, magiê, titan, kẽm…

– Đúc khuôn kim loại nhẹ,

– Đúc khuôn kim loại nặng,

– Đúc khuôn kim loại quý,

– Đúc khuôn kim loại màu.

25: SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ KIM LOẠI ĐÚC SẴN (TRỪ MÁY MÓC, THIẾT BỊ)

Ngành này gồm: Sản xuất các sản phẩm kim loại nguyên chất (như một phần kim loại, thùng hòm và các công trình xây dựng) thường là với chức năng tĩnh, cố định, chứ không phải theo ngành 26 – 30, là toàn bộ hoạt động sản xuất phối kết hợp hoặc quá trình lắp ráp các sản phẩm kim loại đó (thỉnh thoảng với một số kim loại khác) thành các đơn vị phức tạp trừ khi chúng là các công trình xây dựng với việc di dời từng phần hoàn toàn bằng điện hoặc quang học. Hoạt động sản xuất vũ khí và đạn dược cũng được phân vào ngành này.

Loại trừ:

– Hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị được phân vào nhóm 331 (Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn);

– Lắp đặt máy móc, thiết bị chuyên dụng được phân vào nhóm 3320 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).

251: Sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi

Nhóm này gồm: Sản xuất các cấu kiện kim loại (như khung kim loại hoặc các bộ phận của cấu trúc xây dựng), cũng như các đồ vật loại hòm, thùng bằng kim loại (như thùng, bể chứa, nồi hơi trung tâm) và lò hơi nước.

2511 – 25110: Sản xuất các cấu kiện kim loại

Nhóm này gồm:

– Sản xuất khung hoặc sườn kim loại cho xây dựng và các bộ phận của chúng (tháp, cột, cầu treo…);

– Sản xuất khung kim loại công nghiệp (khung cho là hơi, thiết bị nâng và cầm tay…);

– Sản xuất nhà đúc sẵn bằng kim loại như: Nhà di chuyển và các bộ phận tháo rời…

– Sản xuất cửa kim loại, cửa sổ và khung của chúng, cửa chớp, cổng;

– Vách ngăn phòng bằng kim loại.

Loại trừ:

– Sản xuất các bộ phận của tàu thủy hoặc tàu chạy bằng sức nước được phân vào nhóm 25130 (Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm));

– Sản xuất các bộ phận của đường ray tàu hỏa được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất các bộ phận của tàu thủy được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi).

2512 – 25120: Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa tương tự bằng kim loại để chứa hoặc phục vụ sản xuất;

– Sản xuất thùng chứa bằng kim loại cho nén và hoá lỏng khí đốt;

– Sản xuất nồi hơi trung tâm và nồi cấp nhiệt.

Loại trừ:

– Sản xuất tôn, thùng hình trống, can, bình, bi đông, hộp… ở dạng thường được sử dụng để mang hoặc đóng gói hàng hóa (không liên quan đến kích cỡ), được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất thùng chứa cho vận tải được phân vào nhóm 29200 (Sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc);

– Sản xuất xe tăng (xe bọc thép) được phân vào nhóm 30400 (Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội).

2513 – 25130: Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất lò hơi nước;

– Sản xuất các thiết bị phụ gắn với lò hơi nước như: Bộ phận góp hơi và tích lũy hơi, bộ phận làm sạch cặn nước, bộ phận phục hồi khí và dụng cụ cạo cặn lò hơi;

– Sản xuất lò phản ứng nguyên tử, trừ tách chất đồng vị;

– Sản xuất các bộ phận cho tàu thủy chạy bằng sức nước.

Loại trừ:

– Sản xuất nồi hơi trung tâm và bức xạ được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại);

– Sản xuất bộ tua bin hơi nước được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất tách chất đồng vị được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).

252 – 2520 – 25200: Sản xuất vũ khí và đạn dược

Nhóm này gồm:

– Sản xuất vũ khí hạng nặng (trọng pháo, súng cơ động, tên lửa bazuka, ngư lôi, súng máy hạng nặng);

– Sản xuất vũ khí nhỏ (súng lục ổ quay, súng ngắn, súng máy hạng nhẹ);

– Sản xuất súng hơi;

– Sản xuất đạn dược chiến tranh;

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất súng và đạn dùng trong săn bắn, thể thao và bảo vệ;

– Sản xuất dụng cụ gây nổ như bom, mìn và ngư lôi.

Loại trừ:

– Sản xuất đầu đạn, ngòi nổ, kíp nổ hay pháo sáng được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất thanh đoản kiếm, gươm, kiếm, đao và lưỡi lê được phân vào nhóm 25930 (Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng);

– Sản xuất xe bọc sắt để vận chuyển giấy bạc và những đồ quý giá được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất tàu vũ trụ được phân vào nhóm 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan);

– Sản xuất xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác được phân vào nhóm 30400 (Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội).

259: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại; các dịch vụ xử lý, gia công kim loại

Nhóm này gồm: Các hoạt động chung cho xử lý kim loại như rèn, ép, mạ, phủ, đánh bóng, hàn…được thực hiện chủ yếu qua phí hoặc hợp đồng. Nhóm này cũng gồm sản xuất các sản phẩm kim loại khác nhau như dao kéo, các dụng cụ kim loại cầm tay và các phần cứng nói chung; thùng đựng, chai; các đồ gia dụng kim loại, các mối nối kim loại, mỏ neo tàu, thiết bị làm mối nối đường ray… cho nhiều mục đích sử dụng gia dụng và công nghiệp.

2591 – 25910: Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

Nhóm này gồm:

– Rèn, dập, ép, cán kim loại;

– Luyện bột kim loại: Sản xuất các sản phẩm kim loại trực tiếp từ bột kim loại bằng phương pháp nhiệt hoặc bằng áp lực.

Loại trừ: Sản xuất bột kim loại được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 2420 (Sản xuất kim loại màu và kim loại quý).

2592 – 25920: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

Nhóm này gồm:

– Mạ, đánh bóng kim loại…

– Xử lý kim loại bằng phương pháp nhiệt;

– Phun cát, trộn, làm sạch kim loại;

– Nhuộm màu, chạm, in kim loại;

– Phủ á kim như: Tráng men, sơn mài…

– Mài, đánh bóng kim loại;

– Khoan, tiện, nghiền, mài, bào, đục, cưa, đánh bóng, hàn, nối…các phần của khung kim loại;

– Cắt hoặc viết lên kim loại bằng các phương tiện tia lazer.

Loại trừ:

– Cán kim loại quý vào kim loại cơ bản hoặc kim loại khác được phân vào nhóm 24201 (Sản xuất kim loại quý);

– Dịch vụ đóng móng ngựa được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).

2593 – 25930: Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng

Nhóm này gồm:

– Sản xuất dụng cụ cắt gia dụng như dao, dĩa, thìa…

– Sản xuất các chi tiết của dao kéo như: Dao pha và dao bầu, dao cạo và lưỡi dao cạo, kéo và kéo xén tóc;

– Sản xuất dao và lưỡi dao cho máy móc và các bộ phận máy móc;

– Sản xuất dụng cụ cầm tay như kìm, tua vít;

– Sản xuất dụng cụ cầm tay trong nông nghiệp không dùng năng lượng;

– Sản xuất cưa và lưỡi cưa, bao gồm lưỡi cưa tròn và cưa xích;

– Sản xuất dụng cụ cầm tay không thay thế, có hoặc không hoạt động năng lượng, hoặc cho các dụng cụ máy: Khoan, dùi, bàn ren, cắt khía;

– Sản xuất dụng cụ ép;

– Sản xuất dụng cụ rèn: Rèn, đe…

– Sản xuất hộp đúc (trừ đúc thỏi);

– Sản xuất mỏ cặp, kẹp;

– Sản xuất khoá móc, khoá, chìa khoá, bản lề… phần cứng cho xây dựng, đồ đạc, xe đạp…

– Sản xuất đoản kiếm, kiếm, lưỡi lê…

Loại trừ:

– Sản xuất đồ để nấu ăn (nồi, ấm…), đồ ăn (bát, đĩa,..) hoặc đồ dẹt (đĩa nông lòng…) được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất dụng cụ cầm tay bằng năng lượng được phân vào nhóm 28180 (Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén);

– Sản xuất thỏi đúc được phân vào nhóm 28230 (Sản xuất máy luyện kim);

– Sản xuất dụng cụ dao kéo bằng kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).

2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu

25991: Sản xuất đồ dùng bằng kim loại cho nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn

Nhóm này gồm:

– Sản xuất hộp và can để đựng thức ăn, ống và hộp gập lại được;

– Sản xuất các chi tiết kim loại gia dụng như: Đồ dẹt: Đĩa nông lòng…, đồ nấu như: Nồi, ấm…, đồ ăn như: Bát, đĩa…, chảo, chảo rán và các đồ nấu không có điện để sử dụng trên bàn hoặc trong bếp, các thiết bị cầm tay nhỏ, miếng đệm làm sạch kim loại;

– Sản xuất chậu tắm, chậu giặt và các đồ tương tự.

25999: Sản xuất sản phẩm khác còn lại bằng kim loại chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các thiết bị văn phòng bằng kim loại, trừ đồ đạc;

– Sản xuất cửa an toàn, két, cửa bọc sắt…

– Sản xuất túi đựng nữ trang;

– Sản xuất thùng, can, thùng hình ống, xô, hộp;

– Sản xuất hộp kim loại đựng thức ăn, hộp và ống tuýp có thể gập lại được;

– Sản xuất các sản phẩm máy móc có đinh vít;

– Sản xuất các động cơ (trừ động cơ đồng hồ) như: Xoắn ốc, động cơ thanh xoắn, các tấm lá trong động cơ;

– Sản xuất dây cáp kim loại, dải xếp nếp và các chi tiết tương tự;

– Sản xuất dây cáp kim loại cách điện hoặc không cách điện;

– Sản xuất các chi tiết được làm từ dây: Dây gai, dây rào dậu, vỉ, lưới, vải…

– Sản xuất đinh hoặc ghim;

– Sản xuất đinh tán, vòng đệm và các sản phẩm không ren tương tự;

– Sản xuất các sản phẩm đinh vít;

– Sản xuất bulông, đai ốc và các sản phẩm có ren tương tự;

– Sản xuất lò xo (trừ lò xo đồng hồ) như: Lò xo lá, lò xo xoắn ốc, lò xo xoắn trôn ốc, lá cho lò xo;

– Sản xuất xích, trừ xích dẫn năng lượng;

– Sản xuất các chi tiết kim loại khác như:

+ Sản xuất chân vịt tàu và cánh,

+ Mỏ neo,

+ Chuông,

+ Đường ray tàu hoả,

+ Dụng cụ gài, uốn;

– Sản xuất nam châm vĩnh cửu, kim loại;

– Sản xuất bình của máy hút bụi kim loại;

– Sản xuất huy hiệu và huân chương quân đội bằng kim loại;

– Dụng cụ cuộn tóc kim loại, ô cầm tay kim loại, lược.

Loại trừ:

– Sản xuất thùng và bể chứa được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại);

– Sản xuất gươm, đao được phân vào nhóm 25930 (Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng);

– Sản xuất lò xo đồng hồ đeo tay và treo tường được phân vào nhóm 26520 (Sản xuất đồng hồ);

– Sản xuất dây và cáp cho truyền điện được phân vào nhóm 27320 (Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác);

– Sản xuất xích truyền năng lượng được phân vào nhóm 28140 (Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động);

– Sản xuất xe chở đồ trong siêu thị được phân vào nhóm 30990 (Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất đồ đạc kim loại được phân vào nhóm 31009 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác);

– Sản xuất dụng cụ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

– Sản xuất đồ chơi và trò chơi được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).

26: SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH VÀ SẢN PHẨM QUANG HỌC

Ngành này gồm:

Sản xuất máy tính, linh kiện máy tính, thiết bị truyền thông và các sản phẩm điện tử cùng loại cũng như sản xuất các linh kiện cho các sản phẩm này.

Quá trình sản xuất của ngành này mang đặc tính riêng bởi kiểu dáng và việc sử dụng bo mạch và ứng dụng kỹ thuật với độ chuyên môn hóa cao.

Ngành này cũng gồm:

Sản xuất điện tử tiêu dùng, đo lường, kiểm nghiệm, thiết bị điều khiển, bức xạ, thiết bị điện y học và điện liệu pháp, thiết bị và dụng cụ quang học, sản xuất phương tiện truyền thông từ tính và quang học.

261 – 2610 – 26100: Sản xuất linh kiện điện tử

Nhóm này gồm: Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác.

Cụ thể:

– Sản xuất tụ điện, điện tử;

– Sản xuất điện trở, điện tử;

– Sản xuất bộ mạch vi xử lý;

– Sản xuất bo mạch điện tử;

– Sản xuất ống điện tử;

– Sản xuất liên kết điện tử;

– Sản xuất mạch điện tích hợp;

– Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan;

– Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử;

– Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể;

– Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử;

– Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế;

– Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới);

– Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD);

– Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED);

– Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB…

Loại trừ:

– Sản xuất thẻ thông minh, được phân vào nhóm 18110 (In ấn);

– Sản xuất môđem (thiết bị truyền tải) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính), 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất ống tia X và phân chia bức xạ cùng loại được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);

– Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);

– Sản xuất bộ chia tách cùng loại cho các ứng dụng điện tử được phân vào ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện);

– Sản xuất đui bóng được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);

– Sản xuất rơ le điện được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);

– Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thiết bị điện tử.

262 – 2620 – 26200: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

Nhóm này gồm:

Sản xuất hoặc lắp ráp các máy tính điện tử như màn hình, máy tính để bàn, máy chủ, máy xách tay; các thiết bị ngoại vi máy tính như thiết bị lưu trữ và thiết bị ra/vào (máy in, màn hình, bàn phím). Có thể là máy tính tỷ biến, máy tính kỹ thuật số hoặc lai. Máy tính kỹ thuật số, loại điển hình nhất là các thiết bị có thể thực hiện các công việc sau: (1) lưu các chương trình xử lý hoặc các chương trình và số liệu cần ngay cho việc thực hiện một chương trình; (2) có thể độc lập được đặt chương trình phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng; (3) thực hiện các tính toán do người sử dụng yêu cầu; và (4) thực hiện mà không cần có sự can thiệp của con người một chương trình xử lý yêu cầu máy tính thay đổi các thao tác của nó theo các quyết định logic trong khi chạy. Máy tính tỷ biến có thể có các mô hình toán và bao gồm ít nhất kiểm soát tỷ biến và các yếu tố chương trình.

Cụ thể:

– Sản xuất máy vi tính để bàn;

– Sản xuất máy vi tính xách tay;

– Sản xuất máy chủ;

– Sản xuất máy tính cầm tay (PDA);

– Sản xuất ổ đĩa từ, đĩa flash và các thiết bị lưu khác;

– Sản xuất ổ đĩa quang học (ví dụ CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW);

– Sản xuất máy in;

– Sản xuất màn hình;

– Sản xuất bàn phím;

– Sản xuất các loại chuột, que điều khiển và các thiết bị kiểm tra;

– Sản xuất các giao diện máy tính;

– Sản xuất máy quét, bao gồm máy quét mã thanh;

– Sản xuất máy đọc thẻ thông minh;

– Sản xuất mũ ảo;

– Sản xuất máy chiếu.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất các cổng máy tính như máy rút tiền tự động (ATM), máy bán hàng (POS), không hoạt động theo cơ khí;

– Sản xuất thiết bị văn phòng đa chức năng như máy liên hợp fax-copy-quét.

Loại trừ:

– Sao bản ghi âm thanh được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);

– Sản xuất các linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử sử dụng trong máy tính và các thiết bị ngoại vi được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất các modem máy tính trong/ ngoài được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất các giao diện, modun và thiết bị lắp được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất modem, các thiết bị dẫn được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất các thiết bị truyền liên lạc kỹ thuật số, thiết bị truyền số liệu (ví dụ cầu, cổng) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng, như máy chạy CD và DVD được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất màn hình vô tuyến và màn hình hiển thị được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất các chương trình trò chơi điện tử được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất phương tiện quang học hoặc từ tính sử dụng trong các thiết bị máy tính hoặc thiết bị khác được phân vào nhóm 26800 (Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học).

263 – 2630 – 26300: Sản xuất thiết bị truyền thông

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thiết bị truyền dữ liệu và điện thoại được sử dụng để chuyển tín hiệu điện tử thông qua dây dẫn hoặc không khí như đài phát thanh và trạm vô tuyến và các thiết bị truyền thông không dây;

– Sản xuất thiết bị chuyển mạch văn phòng trung tâm;

– Sản xuất điện thoại không dây;

– Sản xuất thiết bị đổi nhánh riêng (PBX);

– Sản xuất điện thoại và máy fax, bao gồm máy trả lời điện thoại;

– Sản xuất thiết bị truyền dữ liệu, như cổng, thiết bị truyền dẫn;

– Sản xuất ăngten thu phát;

– Sản xuất thiết bị cáp vô tuyến;

– Sản xuất máy nhắn tin;

– Sản xuất điện thoại di động;

– Sản xuất thiết bị truyền thông di động;

– Sản xuất thiết bị trong phòng thu vô tuyến và truyền thanh, bao gồm cả các máy quay phim;

– Sản xuất môdem, thiết bị truyền tải;

– Sản xuất hệ thống chuông chống trộm và đèn báo động, gửi dấu hiệu đến một trạm điều khiển;

– Sản xuất thiết bị chuyển đổi tivi và đài;

– Sản xuất thiết bị hồng ngoại (ví dụ như điều khiển từ xa).

Loại trừ:

– Sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);

– Sản xuất thiết bị thu thanh và thu hình gia dụng được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất thiết bị linh kiện điện tử và cụm lắp ráp được sử dụng thiết bị truyền thông, được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất môdem bên trong/bên ngoài máy vi tính (dạng máy vi tính cá nhân) được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất bảng ghi tỷ số điện tử được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất đèn giao thông được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác).

264 – 2640 – 26400: Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

Nhóm này gồm:

– Sản xuất thiết bị âm thanh và video điện tử cho giải trí gia đình, xe có động cơ, hệ thống truyền thanh và thiết bị khuếch đại âm thanh;

– Sản xuất đầu máy video và thiết bị sao chép;

– Sản xuất tivi;

– Sản xuất màn hình vô tuyến;

– Sản xuất hệ thống thu thanh và sao chép;

– Sản xuất thiết bị âm thanh nổi;

– Sản xuất máy thu radio;

– Sản xuất hệ thống loa phóng thanh;

– Sản xuất loại video camera kiểu hộ gia đình;

– Sản xuất máy hát tự động;

– Sản xuất máy khuếch đại cho nhạc cụ và hệ thống truyền thanh;

– Sản xuất micrô;

– Sản xuất đầu DVD, CD;

– Sản xuất máy karaokê;

– Sản xuất tai nghe (ví dụ như dùng cho radio, máy radio âm thanh nổi, máy tính);

– Sản xuất bảng điều khiển của các chương trình trò chơi video.

Loại trừ:

– Tái sản xuất thiết bị ghi âm truyền thông (máy tính truyền thông, âm thanh, video…) được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);

– Sản xuất thiết bị máy tính ngoại vi và màn hình máy tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);

– Sản xuất máy trả lời điện thoại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị nhắn tin được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị điều khiển từ xa (radio và hồng ngoại) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất camera và thiết bị phát thanh khác được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị thu thanh như thiết bị tái sản xuất, ăngten thu phát, video thương mại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất chương trình trò chơi điện tử với các phần mềm cố định được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).

265: Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; sản xuất đồng hồ

Nhóm này gồm: Sản xuất các hệ thống và thiết bị kiểm tra, định hướng, điều khiển dùng cho các mục đích chuyên ngành hay không chuyên ngành khác nhau; bao gồm các thiết bị đo thời gian như đồng hồ để bàn, treo tường và các thiết bị liên quan.

2651 – 26510: Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

Nhóm này gồm:

Sản xuất các hệ thống và thiết bị tìm kiếm, thăm dò, định hướng, thiết bị dùng trong hàng không, hàng hải; các máy điều khiển và điều chỉnh ứng dụng tự động, như lò, điều hoà, tủ lạnh và các thiết bị khác; các dụng cụ thiết bị đo lường, hiển thị, thu thanh, truyền tải và kiểm soát các thông số hoạt động công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ bụi, độ cháy, dòng chảy, cấp độ, độ dính, mật độ, độ axit, độ tập trung, sự luân phiên; đo tổng số (như côngtơ), dụng cụ đo độ cháy và tính toán; dụng cụ đo và kiểm tra các tính chất điện năng và dấu hiệu điện tử; hệ thống dụng cụ và dụng cụ phân tích thí nghiệm thành phần hoá học và vật lý hay độ đông đặc các mẫu vật liệu rắn, lỏng, khí và tổng hợp; máy đồng hồ và thời gian, công cụ kiểm tra và đo lường khác và các bộ phận của nó.

Cụ thể:

– Sản xuất động cơ máy bay;

– Sản xuất thiết bị kiểm tra mức khí thải tự động;

– Sản xuất thiết bị khí tượng;

– Sản xuất thiết bị kiểm tra đặc tính vật lý;

– Sản xuất máy ghi tim vật lý;

– Sản xuất thiết bị đo lường điện năng và dấu hiệu điện tử (bao gồm cả viễn thông);

– Sản xuất dụng cụ phát hiện phóng xạ và dụng cụ chỉ huy;

– Sản xuất thiết bị cho điều tra;

– Sản xuất nhiệt kế lỏng trong kính và loại lưỡng kim (trừ y tế);

– Sản xuất máy đo độ ẩm;

– Sản xuất thiết bị kiểm soát giới hạn thủy lực;

– Sản xuất thiết bị kiểm soát lửa và nhiệt;

– Sản xuất quang phổ kế;

– Sản xuất máy đo khí;

– Sản xuất công tơ đo lượng tiêu dùng (như nước, gas);

– Sản xuất máy đo dòng chảy và thiết bị đếm;

– Sản xuất máy đếm;

– Sản xuất máy dò quặng, máy đo độ rung, máy dò tìm kim loại;

– Sản xuất thu thanh máy bay, kiểm tra, đo lường, định hướng, thiết bị hàng không, hàng hải, bao gồm phao âm;

– Sản xuất thiết bị GPS;

– Sản xuất thiết bị kiểm soát môi trường và điều khiển tự động;

– Sản xuất thiết bị đo lường và ghi (ví dụ đo ánh sáng);

– Sản xuất máy giám sát hành động;

– Sản xuất dụng cụ phân tích thí nghiệm (ví dụ thiết bị phân tích mẫu máu);

– Sản xuất thiết bị chưng cất trong phòng thí nghiệm, máy li tâm, máy siêu âm;

– Sản xuất thiết bị cân, đo, lồng ấp dùng trong phòng thí nghiệm;

– Sản xuất các thiết bị đo lường khác như máy dò phóng xạ, máy dò tìm, đo độ ẩm, đo khí tượng.

Loại trừ:

– Sản xuất máy trả lời điện thoại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất thiết bị kiểm tra y tế được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);

– Sản xuất thiết bị định vị quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);

– Sản xuất máy ghi điều lọc được phân vào nhóm 28170 (Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính));

– Sản xuất thiết bị đo lường cơ khí đơn giản (băng, compa…) phân theo các vật liệu chính được sử dụng;

– Lắp đặt thiết bị kiểm soát các quá trình sản xuất công nghiệp được phân vào nhóm 33200 (Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp).

2652 – 26520: Sản xuất đồng hồ

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các loại đồng hồ đeo tay, treo tường, bao gồm đồng hồ dạng tấm;

– Sản xuất hộp đựng đồng hồ treo tường và đeo tay, bao gồm cả hộp bằng kim loại quý;

– Sản xuất thiết bị ghi thời gian và thiết bị đo lường, hoặc hiển thị khoảng cách thời gian có kim đồng hồ hoặc có mô tơ đồng bộ như:

+ Máy đo thời gian dừng nghỉ,

+ Đồng hồ,

+ Dấu đóng ngày/giờ,

+ Máy đo quá trình.

– Sản xuất máy chuyển đổi thời gian và các máy ngắt khác có gắn kim đồng hồ hoặc mô tơ đồng bộ như: Khoá hẹn giờ;

– Sản xuất các linh kiện cho đồng hồ treo tường và đeo tay như:

+ Kim đồng hồ các loại,

+ Lò xo, mặt đồng hồ, đĩa, cầu và các bộ phận khác của đồng hồ,

+ Vỏ bọc đồng hồ bằng mọi chất liệu.

Loại trừ:

– Sản xuất dây đeo đồng hồ phi kim (bằng vải, da, nhựa) được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm);

– Sản xuất dây đeo đồng hồ bằng kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan);

– Sản xuất dây đồng hồ bằng kim loại thường được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan).

266 – 2660 – 26600: Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

Nhóm này gồm:

Sản xuất máy móc cơ điện học, điện liệu pháp như thiết bị cộng hưởng từ tính, thiết bị siêu âm y tế, thiết bị trợ thính, máy ghi điện tim, thiết bị nội soi cơ điện học, sản xuất máy bức xạ và ống ứng dụng, như chuẩn đoán y tế, chữa bệnh y tế, đánh giá công nghiệp, nghiên cứu và khoa học. Bức xạ có thể dưới dạng tia bêta, tia gama, tia X, và các bức xạ ion khác.

Cụ thể:

– Sản xuất máy và ống bức xạ (ví dụ công nghiệp, chuẩn đoán y tế, chữa bệnh y tế, nghiên cứu, khoa học);

– Sản xuất thiết bị tia X;

– Sản xuất máy quét CT;

– Sản xuất máy quét PET;

– Sản xuất thiết bị MRI;

– Sản xuất thiết bị laser y tế;

– Sản xuất thiết bị nội soi y tế;

– Sản xuất thiết bị bức xạ kiểm tra, diệt khuẩn thức ăn và sữa.

Loại trừ: Sản xuất giường thuộc da, được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).

267 – 2670 – 26700: Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

Nhóm này gồm:

Sản xuất dụng cụ và thấu kính quang học, như ống nhòm, kính hiển vi (trừ electron, proton), kính thiên văn, kính lăng trụ, thấu kính; thấu kính phủ ngoài hoặc đánh bóng (trừ kính mắt); thấu kính khung (trừ kính mắt) và sản xuất thiết bị chụp ảnh như camera và máy đo ánh sáng.

Cụ thể:

– Sản xuất gương quang học;

– Sản xuất thiết bị súng ngắn quang học;

– Sản xuất thiết bị định vị quang học;

– Sản xuất dụng cụ phóng đại quang học;

– Sản xuất dụng cụ quang học chính xác;

– Sản xuất máy so mẫu quang học;

– Sản xuất camera (quang học, kỹ thuật số);

– Sản xuất máy chiếu hình ảnh động và slide;

– Sản xuất máy chiếu sử dụng đèn;

– Sản xuất dụng cụ đo lường quang học và kiểm tra (thiết bị điều khiển cháy, máy đo ánh sáng nhiếp ảnh, tìm tầm ngắm);

– Sản xuất thấu kính, siêu âm quang học, ống nhòm, kính thiên văn;

– Sản xuất thiết bị laser.

Loại trừ:

– Sản xuất máy chiếu dùng cho vi tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);

– Sản xuất TV thương mại và video camera được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);

– Sản xuất video camera dùng cho gia đình được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);

– Sản xuất các thiết bị hoàn thiện sử dụng các cấu kiện laser được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);

– Sản xuất máy photocopy được phân vào nhóm 28170 (Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);

– Sản xuất hàng hóa thiết bị chữa mắt được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).

268 – 2680 – 26800: Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

Nhóm này gồm: Sản xuất thiết bị truyền thông thu âm quang học và từ tính, như băng video và casset từ tính trắng, đĩa trắng, đĩa quang học trắng và thiết bị truyền thông tốc độ cao…

Loại trừ: Tái sản xuất thiết bị thu thanh (truyền thông kỹ thuật số, âm thanh, video…) được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại).

27: SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN

Ngành này gồm: Sản xuất các sản phẩm sản xuất, phân phối và sử dụng năng lượng điện. Ngành này cũng gồm sản xuất đèn điện, thiết bị phát tín hiệu và các thiết bị điện gia đình.

Loại trừ: Sản xuất sản phẩm điện tử được phân vào ngành 26 (Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học).

271 – 2710: Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

Nhóm này gồm: Sản xuất các máy biến thế điện, phân phối và các máy biến thế chuyên dùng; máy phát điện, tập trung; bộ chuyển mạch và tổng đài; rơle và điều khiển công nghiệp. Thiết bị điện trong nhóm này phân theo mức độ điện trở.

Loại trừ:

– Sản xuất máy chuyển và biến đổi loại điện được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất dụng cụ điều khiển môi trường và thiết bị kiểm soát các quy trình công nghiệp, được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);

– Sản xuất bộ chuyển mạch điện, như nút bấm, khoá chuyển được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất thiết bị hàn điện được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất máy đổi điện, chuyển dòng điện được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất bộ phát điện tubin được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));

– Sản xuất máy khởi động và máy phát điện cho cơ khí cháy nội sinh được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).

27101: Sản xuất mô tơ, máy phát

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy biến đổi phân phối điện;

– Sản xuất máy chuyển đổi hàn bằng một cung lửa điện;

– Sản xuất đá balat huỳnh quang (như máy biến thế);

– Sản xuất máy phát điện (trừ máy khởi động đốt cháy nội sinh);

– Sản xuất máy phát điện (trừ máy dao điện nạp pin cho máy đốt cháy nội sinh);

– Sản xuất bộ phát điện (trừ các bộ phát điện tubin).

27102: Sản xuất biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy chuyển đổi phụ, phân phối năng lượng điện;

– Sản xuất máy điều chỉnh truyền và phân phối điện;

– Sản xuất bảng kiểm soát phân phối điện;

– Sản xuất máy tách mạch điện, năng lượng;

– Sản xuất bảng điều khiển, phân phối năng lượng điện;

– Sản xuất ống dẫn cho máy tổng đài điện cơ;

– Sản xuất cầu chì, điện;

– Sản xuất thiết bị chuyển năng lượng;

– Sản xuất bộ chuyển, năng lượng điện (trừ nút bấm, khoá, sôlênôit (cuộn dây kim loại trở nên có từ tính khi có dòng điện đi qua cuộn dây đó), lẫy khoá);

– Sản xuất bộ phát điện chuyển căn bản;

– Cuộn lại lõi trong các nhà máy.

272 – 2720 – 27200: Sản xuất pin và ắc quy

Nhóm này gồm: Sản xuất pin xạc lại được và pin không xạc lại được.

Cụ thể:

– Sản xuất pin và ắc quy: Pin có dioxit mangan, dioxit thủy ngân, ôxit bạc…

– Sản xuất ắc quy điện, bao gồm các phần như: Tấm ngăn, bình ắc quy, vỏ bọc;

– Sản xuất ắc quy axit chì;

– Sản xuất ắc quy nitrat camium;

– Sản xuất ắc quy NiMH;

– Sản xuất ắc quy Lithi;

– Sản xuất ắc quy khô;

– Sản xuất ắc quy nước.

273: Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn

Nhóm này gồm: Sản xuất thiết bị dây dẫn mang điện và thiết bị dây dẫn không mang điện cho mạch điện dẫn bằng mọi chất liệu.

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất dây cách điện và sợi cáp quang học.

2731 – 27310: Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học

Nhóm này gồm: Sản xuất sợi cáp quang truyền số liệu hoặc truyền hình ảnh động.

Loại trừ:

– Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh);

– Sản xuất bộ sợi cáp quang có thiết bị nối hoặc có gắn các bộ phận, tùy thuộc vào ứng dụng được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử).

2732 – 27320: Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

Nhóm này gồm: Sản xuất dây và cáp sợi tách biệt từ sắt, đồng, nhôm.

Loại trừ:

– Sản xuất (kéo) dây được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 24202 (Sản xuất kim loại màu);

– Sản xuất cáp máy tính, cáp máy in, cáp USB, và các hệ thống cáp tương tự được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất bộ dây cáp, vỏ bọc dây điện và các bộ dây cáp tương tự hoặc các linh kiện dùng trong các ứng dụng tự động được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).

2733 – 27330: Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

Nhóm này gồm:

– Sản xuất các thiết bị dây dẫn mang điện và không mang điện bằng bất cứ vật liệu nào,

Cụ thể:

– Sản xuất thanh ray xe buýt, dây dẫn điện (trừ loại mạch chuyển);

– Sản xuất GFCI (ngắt mạch rò ngầm);

– Sản xuất kẹp đèn;

– Sản xuất cột và cuộn chống sét;

– Sản xuất bộ phận ngắt mạch cho dây dẫn điện (các công tắc ứng suất, nút bấm, lẫy khoá);

– Sản xuất ổ cắm, dây dẫn điện;

– Sản xuất hộp đựng dây điện (ví dụ mối nối, công tắc);

– Sản xuất cáp, máy móc, điện;

– Sản xuất thiết bị nối và dẫn;

– Sản xuất cực chuyển giao và mạch nối phần cứng;

– Sản xuất thiết bị dây dẫn không mang điện bằng nhựa bao gồm cáp điện nhựa, hộp đựng mối nối hai mạch điện bằng nhựa, bàn rà, máy nối cực bằng nhựa và các thiết bị tương tự.

Loại trừ:

– Sản xuất cách điện bằng thủy tinh và gốm được phân vào nhóm 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm, sứ khác);

– Sản xuất linh kiện nối điện, đui đèn, công tắc được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử).

274 – 2740 – 27400: Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng

Nhóm này gồm:

Sản xuất đèn tròn hoặc đèn ống, các bộ phận hoặc linh kiện (trừ những chỗ thủy tinh rỗng của đèn ống); các vật điện chiếu sáng (trừ xe điện); thiết bị chiếu sáng không dùng điện; chụp đèn (trừ loại bằng thủy tinh và nhựa); linh kiện các vật chiếu sáng (trừ dây dẫn mang điện). Sản xuất thiết bị chiếu sáng không dùng điện cũng thuộc nhóm này.

Cụ thể:

– Sản xuất vật phóng điện, đèn nóng sáng, đèn huỳnh quang, đèn tia cực tím, đèn dùng hồng ngoại,… đèn, thiết bị phụ và bóng đèn;

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng treo cố định trên trần nhà;

– Sản xuất đèn treo nhiều ngọn;

– Sản xuất đèn bàn (đồ chiếu sáng cố định);

– Sản xuất thiết bị chăng đèn trên cây Nôel;

– Sản xuất lò sưởi điện;

– Sản xuất đèn flash;

– Sản xuất đèn điện diệt côn trùng;

– Sản xuất đèn lồng (cacbua, điện, gas, dầu lửa);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho các phương tiện giao thông (trừ xe cộ);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cố định trên đường phố (trừ đèn giao thông);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho xe cộ (ví dụ cho xe máy, máy bay, tàu thủy).

Loại trừ:

– Sản xuất đồ thủy tinh và bộ phận bằng thủy tinh dùng cho đồ chiếu sáng được phân vào nhóm 2310 (Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh);

– Sản xuất thiết bị dây dẫn mang điện dùng cho đồ chiếu sáng cố định được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất quạt trần hoặc quạt phòng tắm có gắn thiết bị chiếu sáng cố định được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

– Sản xuất thiết bị dấu hiệu bằng điện như đèn giao thông và thiết bị dấu hiệu cho người đi trên đường được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác).

275 – 2750 – 27500: Sản xuất đồ điện dân dụng

Nhóm này gồm:

Sản xuất các thiết bị điện nhỏ và đồ gia dụng bằng điện, máy hút bụi dùng trong gia đình, quạt gia dụng, máy giặt gia dụng, máy lau sàn điện gia dụng, thiết bị là, thiết bị nấu ăn gia dụng, tủ lạnh gia dụng, tủ ướp lạnh, các thiết bị gia dụng chính bằng điện hoặc không bằng điện, như máy rửa bát, bình đun nước, máy nghiền rác. Nhóm này bao gồm các thiết bị có điện, gas hoặc các nguồn năng lượng khác.

Cụ thể:

– Sản xuất các thiết bị điện gia dụng như: Tủ lạnh, tủ ướp lạnh, máy rửa bát, máy giặt và sấy khô, máy hút bụi, máy lau sàn, máy nghiền rác, máy xay, nghiền, ép hoa quả, mở hộp, máy cạo râu điện, đánh răng điện, và các thiết bị dùng cho cá nhân bằng điện khác, máy mài dao, quạt thông gió;

– Sản xuất các thiết bị gia dụng nhiệt điện như: Máy đun nước bằng điện, chăn điện, máy sấy, lược, bàn chải, cuộn tóc bằng điện, bàn là điện, máy sưởi và quạt gia dụng, lò điện, lò vi sóng, bếp điện, lò nướng bánh, máy pha cà phê, chảo rán, quay, nướng, hấp, điện trở,…

– Sản xuất thiết bị nấu và làm nóng gia dụng không dùng điện như:

+ Máy sưởi không dùng điện, vỉ nướng, lò, ấm đun nước, thiết bị nấu ăn, sấy bát.

Loại trừ:

– Sản xuất tủ lạnh và máy ướp lạnh dùng cho thương mại và công nghiệp, điều hoà nhiệt độ phòng, quạt treo, lò sưởi vĩnh cửu, quạt thông hơi, hút gió, đồ đun nấu, máy giặt thương mại, giặt khô, máy hút bụi thương mại công nghiệp và trong công sở được phân vào ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất máy khâu gia dụng được phân vào nhóm 28260 (Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da);

– Lắp đặt hệ thống máy hút bụi trung tâm được phân vào nhóm 43290 (Lắp đặt hệ thống xây dựng khác).

279 – 2790 – 27900: Sản xuất thiết bị điện khác

Nhóm này gồm:

Sản xuất các thiết bị điện hỗn hợp khác không phải là máy phát, mô tơ hay máy truyền tải điện năng, pin, ắc quy, dây dẫn, thiết bị có dây dẫn, thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng.

Cụ thể:

– Sản xuất sạc ăcquy ở trạng thái rắn;

– Sản xuất thiết bị đóng mở cửa bằng điện;

– Sản xuất chuông điện;

– Sản xuất dây phụ trợ được làm từ dây cách điện;

– Sản xuất máy làm sạch siêu âm (trừ thí nghiệm và nha khoa);

– Sản xuất máy đổi điện trạng thái rắn, máy đổi điện, pin nhiên liệu, cung cấp năng lượng điều chỉnh và không điều chỉnh, cung cấp năng lượng liên tục;

– Sản xuất máy cung cấp năng lượng liên tục (UPS);

– Sản xuất máy triệt sự tràn;

– Sản xuất dây dụng cụ, dây phụ trợ và các bộ dây điện khác với dây và kết nối cách điện;

– Sản xuất điện cực cacbon và graphit, kết nối, các sản phẩm cacbon và graphit điện khác;

– Sản xuất máy thực hành gia tốc;

– Sản xuất tụ điện, điện trở, và các thiết bị tương tự, máy gia tốc;

– Sản xuất súng cầm tay hàn sắt;

– Sản xuất nam châm điện;

– Sản xuất còi báo động;

– Sản xuất bảng ghi tỉ số điện tử;

– Sản xuất các thiết bị tín hiệu như đèn giao thông và thiết bị dấu hiệu bộ hành;

– Sản xuất vật cách điện (trừ bằng thủy tinh và sứ), dây cáp kim loại cơ bản;

– Sản xuất các thiết bị và cấu kiện điện dùng trong các động cơ đốt trong;

– Sản xuất các thiết bị hàn điện, bao gồm máy hàn thép cầm tay.

Loại trừ:

– Sản xuất vật cách điện bằng sứ được phân vào nhóm 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác);

– Sản xuất sợi và các sản phẩm cácbon hoặc graphit được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất máy chỉnh lưu loại linh kiện điện, mạch điện chỉnh điện áp, mạch điện đổi năng lượng, tụ điện, điện trở, và các thiết bị khác được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);

– Sản xuất máy biến thế, môtơ, công tắc, rơle, điều khiển công nghiệp được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện);

– Sản xuất ăcquy được phân vào nhóm 27200 (Sản xuất pin và ắc quy);

– Sản xuất dây truyền thông và truyền tải năng lượng, thiết bị dây dẫn mang điện và không mang điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);

– Sản xuất thiết bị chiếu sáng được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị chiếu sáng);

– Sản xuất thiết bị gia dụng được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

– Sản xuất thiết bị hàn không dùng điện được phân vào nhóm 28190 (Sản xuất máy thông dụng khác);

– Sản xuất miếng đệm cácbon và graphit được phân vào nhóm 28190 (Sản xuất máy thông dụng khác);

– Sản xuất thiết bị điện dùng cho mô tô như máy phát, máy biến thế, ổ cắm, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào bằng điện, máy điều chỉnh điện thế được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất các thiết bị báo hiệu cơ khí hay điện cơ, các thiết bị kiểm soát giao thông và an toàn cho đường sắt, tàu điện, thuyền bè, đường bộ, thiết bị dừng đỗ, sân bay được phân vào nhóm 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe).

28: SẢN XUẤT MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHƯA ĐƯỢC PHÂN VÀO ĐÂU

Ngành này gồm: Sản xuất máy móc và thiết bị hoạt động độc lập với nguyên liệu về mặt cơ khí hoặc nhiệt hoặc thực hiện các tác động lên nguyên liệu (như cân và đóng gói), bao gồm các linh kiện cơ khí mà sản sinh và ứng dụng lực và bất kỳ linh kiện ban đầu nào được sản xuất, các thiết bị cố định, di động hoặc cầm tay, không kể chúng được thiết kế cho công nghiệp, xây dựng, kỹ thuật dân dụng, nông nghiệp hoặc gia dụng. Sản xuất các thiết bị đặc biệt cho vận tải hành khách và hàng hóa trong phạm vi liên quan cũng thuộc ngành này.

Ngành này cũng gồm:

– Sản xuất các máy chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu trong hệ thống ngành cho dù có được dùng trong các quá trình sản xuất hay không, như thiết bị gây cười trong các hội chợ, thiết bị dành cho trò chơi bowling…

– Sản xuất các sản phẩm kim loại sử dụng chung (Ngành 25), thiết bị liên quan đến điều khiển, thiết bị máy tính, thiết bị đo lường và kiểm tra, phân phối điện và máy móc điều khiển (Ngành 26 và 27) và xe có động cơ dùng cho mục đích chung (Ngành 29 và 30).

281: Sản xuất máy thông dụng

Nhóm này gồm: Sản xuất máy dùng cho mục đích chung, tức là máy được sử dụng trong nhiều ngành của VSIC. Nó có thể bao gồm sản xuất các cấu kiện sử dụng trong sản xuất nhiều máy khác hoặc sản xuất các máy móc hỗ trợ cho hoạt động của các ngành khác.

2811 – 28110: Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy pít tông đốt trong và các bộ phận tương tự, trừ môtô, máy bay và máy đẩy như:

+ Động cơ thủy lực,

+ Động cơ đường sắt.

– Sản xuất pít tông, vòng pít tông, bộ chế hoà khí và chế hoà khí dùng cho các loại động cơ đốt trong, động cơ diesel;

– Sản xuất van đóng mở của động cơ đốt trong;

– Sản xuất tuabin và các bộ phận của:

+ Tuabin hơi nước và tuabin hơi khác,

+ Tuabin hyđro, bánh xe nước, máy điều chỉnh,

+ Tuabin gió,

+ Tuabin gas, trừ động cơ phản lực và động cơ chân vịt cho động cơ đẩy của máy bay,

+ Sản xuất bộ tuabin nồi hơi,

+ Sản xuất bộ máy phát tuabin.

Loại trừ:

– Sản xuất bộ máy phát điện được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện);

– Sản xuất bộ máy phát chuyển động chính (trừ bộ phát điện tua bin) được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện);

– Sản xuất thiết bị điện và linh kiện động cơ đốt trong được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);

– Sản xuất hoặc động cơ đẩy tuần hoàn của môtô, máy bay được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác), 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan), 30910 (Sản xuất mô tô, xe máy);

– Sản xuất động cơ phản lực và động cơ chân vịt được phân vào nhóm 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan).

2812 – 28120: Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu

Nhóm này gồm:

– Sản xuất cấu kiện thủy lực và hơi nước (bao gồm bơm thủy lực, động cơ thủy lực, xi lanh thủy lực, van thủy lực và hơi nước, vòi và bộ phận lắp nối thủy lực và hơi nước);

– Sản xuất thiết bị chuẩn bị bay cho việc sử dụng hệ thống hơi;

– Sản xuất hệ thống năng lượng dễ cháy;

– Sản xuất thiết bị truyền hyđrô.

Loại trừ:

– Sản xuất máy nén được phân vào nhóm 28130 (Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác);

– Sản xuất máy bơm và van cho ứng dụng không có hyđro được phân vào nhóm 28130 (Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác);

– Sản xuất thiết bị truyền tải cơ khí được phân vào nhóm 28140 (Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động).

2813 – 28130: Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy bơm không khí hoặc chân không, máy nén khí và gas khác;

– Sản xuất máy bơm cho chất lỏng, có hoặc không có thiết bị đo;

– Sản xuất máy bơm thiết kế cho máy với động cơ đốt trong: bơm dầu, nước hoặc nhiên liệu cho động cơ mô tô…

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất vòi và van công nghiệp, bao gồm van điều chỉnh và vòi thông;

– Sản xuất vòi và van vệ sinh;

– Sản xuất vòi và van làm nóng;

– Sản xuất máy bơm tay.

Loại trừ:

– Sản xuất van cao su lưu hoá, thủy tinh hoặc thiết bị gốm được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), 2310 (Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh) hoặc 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác);

– Sản xuất thiết bị chuyển hyđro được phân vào nhóm 28120 (Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu);

– Sản xuất van hút cho động cơ đốt trong được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).

2814 – 28140: Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động

Nhóm này gồm:

– Sản xuất bi rời, ô bi, vòng bi tròn và các chi tiết khác;

– Sản xuất thiết bị truyền tải năng lượng cơ khí như:

+ Truyền trục và quay: trục cam, tay quay, lắc quay tay…

+ Trục phẳng, bánh răng chuyển động ma sát.

– Sản xuất bánh răng, hệ thống bánh răng và hộp số, các hộp thay đổi tốc độ khác;

– Sản xuất khớp ly hợp và trục nối;

– Sản xuất bánh đà và ròng rọc;

– Sản xuất dây xích có khớp nối;

– Sản xuất dây xích chuyển động bằng năng lượng.

Loại trừ:

– Sản xuất các dây xích khác được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất khớp ly hợp (điện từ) được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác);

– Sản xuất dây chuyền phụ trợ cho thiết bị chuyển động năng lượng như các bộ phận của động cơ hoặc máy bay được phân vào ngành 29 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác) và ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác).

2815 – 28150: Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung

Nhóm này gồm:

– Sản xuất lò hấp, lò luyện điện, công nghiệp và thí nghiệm, bao gồm lò đốt, lò thiêu;

– Sản xuất lò nấu;

– Sản xuất bếp lò điện cố định, bếp lò bể bơi điện, thiết bị bếp lò gia dụng không dùng điện, như năng lượng mặt trời, hơi, dầu và các lò và thiết bị bếp lò tương tự;

– Sản xuất lò điện gia dụng (lò điện sục khí, máy bơm đốt nóng…), bếp lò sục khí không dùng điện.

Nhóm này cũng gồm: Sản xuất thiết bị máy cơ khí đốt lò, lò sưởi, máy phóng điện…

Loại trừ:

– Sản xuất lò gia dụng được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);

– Sản xuất máy sấy nông nghiệp được phân vào nhóm 28250 (Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá);

– Sản xuất lò nướng bánh được phân vào nhóm 28250 (Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá);

– Sản xuất máy sấy gỗ, bột giấy, giấy và bìa cứng được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác);

– Sản xuất thiết bị y tế, mổ hoặc khử trùng và thí nghiệm được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa);

– Lò thí nghiệm (nha khoa) được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).

2816 – 28160: Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy móc nâng, bốc dỡ, vận chuyển hoạt động bằng tay hoặc bằng năng lượng như:

+ Puli ròng rọc, cần trục, tời,

+ Cần trục, cần trục to, khung nâng di động…

+ Xe đẩy, có hoặc không có máy nâng hoặc thiết bị cầm tay, có hoặc không có bộ phận tự hành, loại được sử dụng trong các nhà máy,

+ Tay máy và người máy công nghiệp được thiết kế đặc biệt cho việc nâng, bốc dỡ.

– Sản xuất băng tải…

– Sản xuất máy nâng, cầu thang tự động và chuyển bằng cầu thang bộ;

– Sản xuất các bộ phận đặc biệt cho các thiết bị nâng và vận chuyển.

Loại trừ:

– Sản xuất thang máy hoạt động liên tục và băng tải cho tầng ngầm được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng);

– Sản xuất xẻng máy, máy đào được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng);

– Sản xuất người máy công nghiệp cho nhiều mục đích được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác);

– Sản xuất cần trục nổi, cần trục tàu hoả, tải trục được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi), 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe);

– Lắp đặt máy nâng và thang máy được phân vào nhóm 43290 (Lắp đặt hệ thống xây dựng khác).

2817 – 28170: Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất máy tính cơ;

– Sản xuất máy cộng, thu ngân;

– Sản xuất máy tính điện tử hoặc không dùng điện tử;

– Sản xuất dụng cụ cân bưu phí, máy phục vụ bưu điện (dán phong bì, máy dán và in địa chỉ; mở, phân loại), các máy phụ trợ;

– Sản xuất máy dán nhãn;

– Sản xuất máy chữ;

– Sản xuất máy tốc ký;

– Sản xuất thiết bị đóng sách (như đóng nhựa hoặc đóng băng), loại văn phòng;

– Sản xuất máy viết séc;

– Sản xuất máy đếm xu và đóng gói xu;

– Sản xuất gọt bút chì;

– Sản xuất dập ghim và nhổ ghim dập;

– Sản xuất máy in phiếu bầu cử;

– Sản xuất máy dùi;

– Sản xuất máy bán hàng tự động, hoạt động máy móc;

– Sản xuất máy đếm tiền;

– Sản xuất máy photocopy;

– Sản xuất đầu máy quay đĩa;

– Sản xuất bảng đen, bảng trắng và bảng ghi;

– Sản xuất máy ghi điều lọc.

Loại trừ: Sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính).