Nhận giấy Đăng ký kinh doanh chỉ sau 5 bước

Khám phá Thủ tục và Quy trình Thành lập Công ty/Doanh nghiệp năm 2024.

Chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về các bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp mới trong năm 2024, giúp bạn tiến tới mục tiêu kinh doanh của mình một cách suôn sẻ. Tìm hiểu về các yêu cầu, hướng dẫn, và quyền lợi liên quan đến việc thiết lập công ty hoặc doanh nghiệp của bạn.

quy trình thành lập công ty thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin

Trước khi bắt đầu thực hiện các công việc soạn thảo hồ sơ để thành lập một công ty mới, chủ doanh nghiệp cùng các thành viên cần ngồi lại với nhau để bàn bạc và xác định đầy đủ các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty.

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp hiện hành đang công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;

– Công ty TNHH 1 thành viên;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh;

– Doanh nghiệp tư nhân.

Loại hình doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải xem xét và nắm vững. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.

Cách đơn giản nhất là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty. Nếu chỉ có một người thì có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên.

2. Đặt tên công ty

Tên công ty là yếu tố liên quan đến việc nhận diện, nhận dạng và mang cả thương hiệu của doanh nghiệp sau này.

Khi đặt tên công ty, tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu. dangkyquamang.dkkd.gov.vn

3. Nơi đặt trụ sở

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.

Bạn cũng lưu ý rằng, mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.

5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Thành viên/cổ đông góp vốn là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập.

Cần liệt kê rõ:

  • Công ty thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
  • Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?

6. Người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế….

7. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điều này có nghĩa là, khi thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải loại trừ các ngành, nghề mà pháp luật không cho phép kinh doanh.

Ngoài ra, cần lưu ý các ngành nghề bị hạn chế đầu tư, kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp Giá Rẻ tại Hà Nội

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị xong các thông tin cần thiết, người thực hiện thủ tục bắt đầu tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập một công ty mới:

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viênMẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH (2 thành viên trở lên)Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty Cổ phần
DownloadDownload

Download

2. Điều lệ công ty

Mẫu điều lệ công ty TNHH 1 thành viênMẫu điều lệ công ty TNHH (2 thành viên trở lên)Mẫu điều lệ công ty Cổ phần
DownloadDownload

Download

3. Danh sách thành viên

Cần chuẩn bị 1 bản danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần). Bản danh sách này liệt kê rõ thông tin của từng thành viên/cổ đông cũng như tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.

Mẫu danh sách thành viên góp vốn công ty TNHHMẫu danh sách cổ đông góp vốn công ty Cổ phần
Download

Download

4. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

Trong trường hợp công ty thành có vốn góp từ thành viên, cổ đông là người nước ngoài thì cần phải có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư còn hiệu lực.

5. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức:

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức trong nước thì cần nộp kèm Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ tương tự trường hợp tổ chức trong nước nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

6. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

7. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp Giá Rẻ tại Hà Nội

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ đến:

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Các tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong ba hình thức:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp qua đường bưu điện
  • Nộp online qua mạng trên trang dkkd.gov.vn

Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp Giá Rẻ tại Hà Nội

Bước 4: Nhân kết quả đăng ký kinh doanh

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

0YXeLo6BdIOAAAAAElFTkSuQmCC

Bước 5: Hoàn thiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định pháp luật, sau khi có giấy phép Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

1. Khắc con dấu của công ty

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu).

Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.

Lưu ý: Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các công ty phải thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đã bãi bỏ quy định này. Do đó, các công ty sau khi thành lập không còn phải làm thủ tục công bố mẫu dấu công ty.

2. Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

Kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu lực, bạn cần tiến hành treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty. Bảng hiệu công ty cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Phải chứa các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã Số Thuế, Địa Chỉ.
  • Kích thước: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Vị trí: tại nơi có thể nhìn rõ từ bên ngoài.

Bảng hiệu phải được đặt xuyên suốt tại địa chỉ trụ sở kể từ khi công ty được thành lập cho đến khi công ty bạn thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ trụ sở hay giải thể.

3. Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thể ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số.

Chữ ký số được dùng trong các trường hợp phổ biến như:

  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký tờ khai thuế điện tử
  • Ký hợp đồng điện tử

4. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản ngân hàng (đứng tên theo doanh nghiệp) để sử dụng trong các trường hợp như: nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng, giao dịch khác…

Khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại điện theo pháp luật
    Quyết định bổ nhiệm kế toán và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán (trường hợp công ty đã có kế toán)

Vì thủ tục mở tài khoản tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau nên doanh nghiệp cần liên hệ trước với ngân hàng mà doanh nghiệp dự định mở tài khoản để chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.

5. Đăng ký khai thuế qua mạng

Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập hệ thống thuế điện tử (Etax) với tài khoản cấp bởi cơ quan thuế để tiến hành đăng ký các tờ khai cần thiết.

Hệ thống thuế điện tử Etax: https://thuedientu.gdt.gov.vn

6. Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài ( Mẫu số 01/MBAI theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP). 
Mức đóng lệ phí môn bài được quy định như sau:

Vốn điều lệ

Mức đóng

Từ 10 tỷ trở lên

3.000.000 VNĐ / năm

Dưới 10 tỷ

2.000.000 VNĐ / năm

Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh

1.000.000 VNĐ / năm

7. Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

8. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cuối cùng người thực hiện thực hiện một số thủ tục khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý, chẳng hạn như xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ngành sản xuất hàng thực phẩm), quyết định cho phép thành lập trường (đối với ngành giáo dục)…

Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp Giá Rẻ tại Hà Nội

Kết luận: Với các bước chi tiết ở trên các bạn có thể tự mình làm thủ tục thành lập công ty tuy nhiên nếu bạn muốn việc Thành lập công ty được nhanh chóng, hiệu quả nhất thì hãy liên hệ kế toán Bách Khoa. Công ty Kế toán Bách Khoa cam kết sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý. 

w8MUY9tsyqWwwAAAABJRU5ErkJggg==

 

KẾ TOÁN BÁCH KHOA – DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *