Hiện nay, ngoài các hoạt động của giáo dục công lập thì ngày càng có nhiều trung tâm giáo dục tư thục ra đời. Đây là một lĩnh vực kinh doanh thu hút và được nhiều người quan tâm. Đối với các nhà đầu tư muốn thành lập công ty giáo dục có thể tham khảo thủ tục thành lập như sau:
Kinh doanh giáo dục là gì? Bao gồm những hình thức nào?
➤ Kinh doanh giáo dục là gì?
Kinh doanh giáo dục là loại hình kinh doanh sử dụng vốn đầu tư tư nhân để mang đến các dịch vụ liên quan đến mục đích giáo dục.
Không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà đây còn là phương tiện để phát triển giáo dục tốt hơn, giúp đáp ứng tốt nhu cầu học tập đang ngày một tăng cao, nâng cao năng lực của mỗi người, từ đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chính vì vậy mà hiện nay loại hình kinh doanh giáo dục đang rất được nhà nước khuyến khích và ban hành khá nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển.
➤ Các hình thức kinh doanh giáo dục
Hiện nay, có khá nhiều hình thức kinh doanh giáo dục khác nhau được áp dụng. Song, tiêu biểu và phổ biên nhất là:
- Giáo dục mầm non;
- Trung tâm giáo dục;
- Nhượng quyền giáo dục;
- Khóa học ngắn hạn;
- Dạy học trực tuyến
Mã ngành giáo dục
Việc xác định, đăng ký đúng và đủ chi tiết mã ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục ngay khi đăng ký thành lập sẽ giúp quá trình hoạt động về sau của công ty được đảm bảo, thuận lợi hơn. Dưới đây là bảng thông tin mã ngành giáo dục Bách Khoa đã thống kê và chia sẻ để bạn tham khảo khi đăng ký thành lập công ty giáo dục.
Nhóm ngành | Mã ngành | Ngành nghề kinh doanh giáo dục |
Giáo dục mầm non | 8511 | Giáo dục nhà trẻ |
8512 | Giáo dục mẫu giáo | |
Giáo dục phổ thông | 8521 | Giáo dục tiểu học |
8522 | Giáo dục trung học cơ sở | |
8523 | Giáo dục trung học phổ thông | |
Giáo dục nghề nghiệp | 8531 | Đào tạo sơ cấp |
8532 | Đào tạo trung cấp | |
8533 | Đào tạo cao đẳng | |
Giáo dục khác | 8551 | Giáo dục thể thao và giải trí |
8552 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật | |
8559 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | |
8560 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
Điều kiện thành lập công ty giáo dục
Kinh doanh giáo dục thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để thành lập công ty giáo dục, ngoài việc thực hiện đúng các yêu cầu khi thành lập công ty nói chung như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật… bạn cần đáp ứng thêm các điều kiện ngành nghề, cụ thể:
➤ Điều kiện ngành nghề đăng ký kinh doanh
Không nằm trong danh sách ngành nghề bị cấm, thuộc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
➤ Điều kiện về chứng chỉ
Tùy vào ngành nghề giáo dục bạn đăng ký là gì mà các loại chứng chỉ cần cung cấp sẽ khác nhau
➤ Điều kiện về giấy phép đủ điều kiện hoạt động (giấy phép con)
Để công ty giáo dục có thể chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy phép đủ điều kiện hoạt động được cấp bởi Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh/thành, nơi đặt trụ sở chính (tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cụ thể của công ty giáo dục).
➤ Điều kiện về vốn pháp định
Pháp luật hiện không có yêu cầu về vốn pháp định đối với việc thành lập công ty giáo dục. Tuy nhiên, trường hợp công ty giáo dục thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, vốn pháp định khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp (không bao gồm giá trị về đất đai) cần đạt mức tối thiểu:
- 5 tỷ đồng: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- 50 tỷ đồng: Đối với trường trung cấp;
- 100 tỷ đồng: Đối với trường cao đẳng.
➤ Điều kiện khác
Ngoài các điều kiện trên, bạn còn cần đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật…
Quy trình thành lập công ty giáo dục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân.
Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, Bách Khoa tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Bách Khoa sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp;
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 4: Công bố mẫu dấu
Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Phần lớn những ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, Quý khách hàng cần lưu ý đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiến hành hoạt động kinh doanh. Có thể kể đến một số những điều kiện cơ bản như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính, chương trình đào tạo,…
Trên đây là trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh về lĩnh vực giáo dục. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan: