Thủ tục Thành lập công ty lữ hành nội địa mới nhất năm 2024

Để có được sự phát triển mạnh mẽ du lịch nước ta, cơ chế chính sách pháp luật thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành kinh doanh là yếu tố quan trọng. Để quý khách hàng quan tâm hiểu về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa, Bách Khoa xin tư vấn như sau:

THANH LAP CONG TY lu hanh

Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 luật du lịch 2017 quy định:

“Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“.

Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 Điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“.

Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

    – Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
    – Quản trị lữ hành;
    – Điều hành tour du lịch;
    – Marketing du lịch;
    – Du lịch;
    – Du lịch lữ hành;
    – Quản lý và kinh doanh du lịch;
    Quản trị du lịch MICE;
    – Đại lý lữ hành;
    – Hướng dẫn du lịch;

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”;

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  • Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  • Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  • Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty lữ hành nội địa

Theo điều trên như trên, để thành lập công ty lữ hành nội địa, bước đầu tiên, bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau đó, mới có thể đăng ký xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Các công tác cần thiết ở giai đoạn này bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    • Điều lệ doanh nghiệp
    • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông doanh nghiệp
    • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực sau: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu đối với các cá nhân; Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận ĐKDN đối với tổ chức và cùng với giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn nếu thành viên là tổ chức
    • Giấy ủy quyền

STT

Tên ngành nghề

Mã số

1.

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)

7920

2.

Đại lý du lịch

7911

3.

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa

5229

4.

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày chi tiết: – Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);

5510

5.

Quảng cáo

7310

6.

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

7320

7.

Vận tải hành khách đường bộ khác chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô – Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng – Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô

4932

8.

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8230

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch & Đầu tư

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được sở kế hoạch đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm nội dung Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thông tin về ngành nghề kinh doanh.

Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày văn phòng du lịch có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, Bách Khoa sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành trao Giấy biên nhận cho văn phòng du lịch, thực hiện đăng tải thông báo của văn phòng trên Cổng thông tin quốc gia và Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu của văn phòng du lịch.

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Khoản 1 điều 32 luật du lịch 2017 gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan thực hiện:

  • Sở du lịch tỉnh/thành phố cấp phép với giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thành lập công ty lữ hành nội địa do Bách Khoa cung cấp kiến thức đến khách hàng. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích về thành lập công ty dịch lữ hành nội địa đối với bạn. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề, hãy liên hệ với Bách Khoa để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

 

KẾ TOÁN BÁCH KHOA – CUNG CẤP DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI

Địa chỉ VP: Tòa CT4, KĐT Mỹ Đình, đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0979.005.611

Zalo: 0979.005.611

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: ketoanbachkhoa.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *