Văn bản Quy chế lương thưởng, chế độ cho người lao động

Quy định về Quy chế lương thưởng, chế độ cho người lao động

Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
  • Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

(Theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

Như vậy: Để khoản chi phí tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, đi lại, công tác … cho người lao động là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì Doanh nghiệp cần quy định cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại Quy chế lương thưởng của Doanh nghiệp.

Mẫu quy chế lương thưởng trong Công ty TNHH, CTCP (cập nhật theo Luật lao động mới và Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

wFN+mg95MgUAgAAAABJRU5ErkJggg==

Tải về mẫu: Quy chế lương thưởng, chế độ cho cán bộ, công nhân viên

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Quy chế lương thưởng, chế độ cho cán bộ, công nhân viên)

Điều 1: Đối tượng áp dụng

  • Toàn bộ cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty …..

Điều 2: Mục đích:

  • Quy định việc trả lương, trả thưởng, phụ cấp cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
  • Đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của cán bộ, công nhân viên.
  • Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động.

Điều 3: Căn cứ theo:

  • Căn cứ Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13.
  • Căn cứ Bộ luật lao động – Luật số 45/2019/QH14.
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp – Luật số 59/2020/QH14.
  • Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP; Nghị định 145/2020/NĐ-CP
  • Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty …..
  • Căn cứ vào biên bản họp Hội đồng quản trị ngày …./…/20… về việc thông qua quy chế trả lương, thưởng của công ty.

Điều 4: Nguyên tắc tính lương lương, thưởng:

  • Mức tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, hỗ trợ sẽ theo kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty và mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. Khi thay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới.
  • Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương, thưởng, phụ cấp của người lao động tăng theo hiệu quả thực tế phù hợp với Quỹ tiền lương thực hiện được giám đốc phê duyệt.

Điều 5: Phân loại tiền lương:

  • Lương chính: là mức lương trả cho người lao động phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề và làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Lương chính được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiều vùng và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.
  • Lương theo sản phẩm: là mức lương được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
  • Lương khoán: là mức lương được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán với cá nhân, trên đó thể hiện rõ: Nội dung công việc giao khoán, thời gian thực hiện, mức tiền lương …
  • Lương thử việc: 85% mức lương của công việc đó.

Điều 6: Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ:

  • Ngoài tiền lương chính người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác cụ thể theo từng chức danh như sau:
  • Phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng từ chức danh Trưởng phòng trở lên.
  • Phụ cấp tiền ăn trưa, điện thoại, xăng xe sẽ áp dụng cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên cụ thể như sau:

Chức danh

Mức phụ cấp nhận được đ/tháng

Trách nhiệm

Ăn trưa

Xăng xe

Điện thoại

Giám đốc

5.000.000

730.000

1.000.000

1.000.000

Phó giám đốc

4.500.000

700.000

900.000

800.000

Kế toán trưởng

4.000.000

700.000

900.000

700.000

Trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kỹ thuật

Trưởng bộ phận sản xuất

3.500.000

680.000

800.000

500.000

Nhân viên kế toán

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kỹ thuật

Thủ quỹ

Thủ kho

 

650.000

600.000

400.000

Nhân viên văn phòng

Nhân viên bán hàng

Nhân viên nhân sự

 

600.000

500.000

200.000

Ghi chú: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm, ăn trưa, điện thoại, xăng xe nêu trên sẽ được hưởng theo ngày công đi làm thực tế.

Ví dụ: Nhân viên kế toán đi làm đủ ngày công trong tháng (26 ngày) sẽ được hưởng đủ: 650.000đ + 600.000đ + 400.000đ. Nếu không làm đủ là số ngày công trong tháng sẽ được chia theo số ngày công thực tế đi làm.

Văn bản Mẫu Quy chế lương thưởng, chế độ cho cán bộ, công nhân viên

Điều 7: Cách tính lương:

1. Cách tính lương chính thực nhận:

  • Dựa vào bảng chấm công hàng tháng, kế toán tính lương chính cụ thể như sau:

Lương chính thực nhận =

Tiền lương chính + Phụ cấp (nếu có))

X Số ngày công đi làm

26

VD: Trong tháng có 30 ngày. Nhân viên kế toán có mức lương chính theo Hợp đồng lao động là 5.000.000 + Các khoản phụ cấp nêu trên tại điều 6. Trong tháng đó nhân viên kế toán đi làm 25 ngày.

Lương chính thực nhận =

5.000.000 + 1.650.000

X 25

26

Lương chính thực nhận = 6.394.230

2. Tính lương sản phẩm:

  • Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đạt chất lượng nhân (X)  với đơn giá sản phẩm.
  • Đơn giá sản phẩm do Trưởng bộ phận sản xuất duyệt cụ thể đổi với từng sản phẩm.

3. Tiền lương làm việc thêm giờ được tính cụ thể như sau:

  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường = Tiền lương thực trả theo giờ x 150% x Số giờ làm thêm.
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) = Tiền lương thực trả theo giờ X 200% X Số giờ làm thêm
  • Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết = Tiền lương thực trả theo giờ X 300% X Số giờ làm thêm.

Điều 8: Thời hạn trả lương:

  • Khối văn phòng: Sẽ trả 1 lần vào ngày 05 của tháng sau
  • Khối sản xuất: Sẽ trả 1 lần vào ngày 08 của tháng sau.

Điều 9: Chế độ xét nâng lương:

  • Về chế độ xét nâng lương: Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho cán bộ, công nhân viên một lần vào tháng 01 của năm.
  • Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Cán bộ CNV đã có đủ niên hạn một năm hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới ) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm Nội qui lao động, không bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách bằng văn bản trở lên. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.
  • Thủ tục xét nâng lương: Phòng HCNS tổng hợp danh sách Cán bộ CNV đã đủ niên hạn nâng lương theo danh sách mà các bộ phận gửi về, rồi trình lên Ban lãnh đạo Công ty để xét duyệt. Khi được duyệt, sẽ tổ chức họp mời các cán bộ, công nhân viên được xét duyệt nâng lương đến để thông báo kết quả và trao Quyết định nâng lương.
  • Mức nâng của mỗi bậc lương từ 5% – 10% mức lương hiện tại tuỳ theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm. Mức này sẽ dựa vào thang bảng lương mà Doanh nghiệp đã xây dựng.

Điều 10: Chế độ thưởng và các khoản hỗ trợ, phúc lợi khác:

  • Các ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương:

a. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    • Tết Âm lịch: 05 ngày;
    • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    • Nếu Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

b. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

    • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
  • Hỗ trợ đám hiếu, hỷ, thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau:

a. Mức hỗ trợ đám hiểu, hỷ đổi với bản thân và gia đình:

    • Bản thân người lao động: 1.000.000 đồng/1 người/1 lần.
    • Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 500.000đ/1 người/1 lần.

b. Mức hỗ trợ thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau:

    • Bản thân người lao động: 500.000 đồng/1 người/1 lần.
    • Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 200.000đ/1 người/1 lần.
  • Hỗ trợ du lịch, nghỉ mát
    • Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, Giám đốc sẽ có quyết định cụ thể về thời gian, địa điểm, mức phí đi du lịch, nghỉ mát.
  • Hỗ trợ học phí đào tạo:
    • Khi có những công việc hoặc chức danh đòi hỏi cán bộ, công nhân viên phải đi học để đáp ứng điều kiện làm công việc hoặc chức danh đó, thì học phí đó sẽ do công ty sẽ chi trả.
    • Mức học phí sẽ theo hoá đơn, chứng từ thực tế từng khoá học.
  • Thưởng cuối năm:
    • Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nếu có lãi Công ty sẽ trích từ lợi nhuận đễ thưởng cho Người lao động mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
    • Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.
    • Hàng năm Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đổi với từng NLĐ.
  • Thưởng sinh nhật NLĐ, các ngày lễ 8/3, 30/4 và 1/5, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày quốc khách 2/9, Tết trung thu, Tết Dương lịch:
    • Mức tiền thưởng từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty và sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy của NLĐ.
    • Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đổi với từng NLĐ tại thời điểm chi thưởng.
  • Thưởng thâm niên:
    • Những NLĐ có thâm niên làm việc từ 2 năm trở lên sẽ được thưởng thâm niên.

Tiền thưởng thâm niên = số tháng thâm niên X số tiền thâm niên 1 tháng.

Số tiền thâm niên 1 tháng: Sẽ được tính theo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và mức cống hiến của từng nhân viên. Mức cụ thể hàng năm sẽ do Giám đốc quyết định bằng văn bản cụ thể vào cuối năm âm lịch.

  • Thưởng đạt doanh thu:
    • Cuối năm dương lịch những nhân viên kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được thưởng thêm 2% Tổng doanh thu mà nhân viên đó đạt được.
    • Cuối năm nếu Phòng kinh doanh dạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được thưởng thêm 5% Tổng doanh thu mà Phòng đạt được.
  • Công tác phí:
    • Nếu đi về trong ngày sẽ được hỗ trợ: 200.000đ/ 1 ngày
    • Nếu đi từ 2 ngày trở lên, mức hỗ trợ sẽ như sau:
      •    Nếu đi các Tỉnh lân cận như: Hà nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên mức hỗ trợ: 250.000đ/1 ngày
      •    Nếu đi TP Đà Nẵng mức hỗ trợ:  300.000đ/1 ngày
      •    Nếu đi TP Hồ Chí Minh mức hỗ trợ:  400.000đ/1 ngày.

Ghi chú: Đây là mức công tác phí hỗ trợ ăn uống, sinh hoạt cá nhân, đi lại tại địa bàn đó. Còn chi phí vé máy bay, tàu xe, nhà nghỉ, khách sạn thì nhân viên phải lấy hoá đơn, chứng từ thanh toán về để Công ty thanh toán.

Trên đây là nội dung bản qui định về trả tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ – trợ cấp được áp dụng đối với toàn thể Cán bộ, công nhân viên của Công ty, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Giao cho Trưởng phòng HCNS và Kế toán trưởng Công ty, triển khai thực hiện. Quá trình có phát sinh vướng mắc, sẽ được nghiên cứu điều chỉnh phù hợp.

Trên đây là những thông tin về mẫu quy chế lương thưởng trong Công ty TNHH, CTCP mà Bách Khoa cung cấp đến Quý khách hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

KẾ TOÁN BÁCH KHOA – DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline:  098.554.7782

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Dịch vụ kế toán Thuế

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *