Như vậy, Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến hoàn thành trước ngày 30/08/2025 để vận hành từ ngày 01/09/2025.
*Lưu ý: Hiện tại, việc sáp nhập tỉnh thành mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu định hướng và xây dựng đề án, tờ trình; chưa có quyết định chính thức về việc sáp nhập tình nào cụ thể.
Do đó, người dân cần lưu ý tiếp thận thông tin từ các nguồn chính thống nhà nước và không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng để tránh gây hoang mang dư luận và bị xử phạt.
Gợi ý các tỉnh/Tp được đề xuất giữ nguyên
Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh:
- TP Hà Nội
- TP Huế
- Tỉnh Lai Châu
- Tỉnh Điện Biên
- Tỉnh Sơn La
- Tỉnh Cao Bằng
- Tỉnh Lạng Sơn
- Tỉnh Quảng Ninh
- Tỉnh Thanh Hóa
- Tỉnh Nghệ An
- Tỉnh Hà Tĩnh.
Nguồn: Vnexpress
Phương án dự kiến sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
- Hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
- Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
- Hợp nhất Bắc Kạn và Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
- Hợp nhất Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
- Hợp nhất Hưng Yên và Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Hợp nhất Hải Dương và Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Hợp nhất Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
- Hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
- Hợp nhất Gia Lai và Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
- Hợp nhất Ninh Thuận và Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
- Hợp nhất Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
- Hợp nhất Đăk Lăk và Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đăk Lăk hiện nay.
- Hợp nhất Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP HCM, lấy tên là TP HCM, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP HCM hiện nay.
- Hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Hợp nhất Tây Ninh và Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Long An.
- Hợp nhất Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
- Hợp nhất Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
- Hợp nhất Tiền Giang và Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
- Hợp nhất Bạc Liêu và Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
- Hợp nhất An Giang và Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Nguồn: Vnexpress
Mục tiêu của phương án sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập các tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Tối ưu hóa quản lý hành chính: Giảm số lượng đơn vị hành chính giúp nâng cao hiệu suất hoạt động.
- Tiết kiệm ngân sách: Cắt giảm chi phí vận hành bộ máy nhà nước.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Hợp nhất các tỉnh giúp tăng khả năng thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Cải thiện hạ tầng và dịch vụ công: Giúp phân bổ ngân sách hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Những thách thức khi sáp nhập tỉnh
Bên cạnh những lợi ích, việc sáp nhập tỉnh cũng có một số thách thức:
- Khác biệt về văn hóa và quản lý: Các tỉnh có sự khác biệt về phong tục, tập quán, mô hình quản lý cần thời gian để hòa hợp.
- Điều chỉnh cơ sở hạ tầng và hành chính: Việc thay đổi địa giới hành chính, biển số xe, mã vùng điện thoại có thể gây khó khăn trong giai đoạn đầu.
- Ảnh hưởng đến công chức và lao động địa phương: Việc tinh giản bộ máy có thể tác động đến công chức, nhân sự tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Kết luận
Phương án sáp nhập tỉnh là một bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính và phát triển kinh tế – xã hội. Nếu được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đây có thể là tiền đề giúp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, cần có lộ trình rõ ràng, chính sách hỗ trợ phù hợp và sự đồng thuận từ người dân.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI CÙNG BÁCH KHOA
VPGD: Tòa nhà Sông Đà 9 – số 2 đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội ( Tìm vị trí )
Hotline: 094.859.3663
Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo
Website: Dịch vụ kế toán trọn gói Bách khoa
Pass giải nén: 0948593663
Bài viết liên quan: