Hướng dẫn hạch toán chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất Dự phòng là các khoản được dự tính để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Các khoản này thường có giá trị bị giảm thấp hơn các trị số thực được nhập vào số kế toán hàng tồn kho. Đây cũng là khoản kinh phí được sử dụng cho mục đích trang trải các khoản nợ và tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Hôm nay, kế toán Bách Khoa sẽ chia sẻ tới bạn đọc về các nguyên tắc cũng như cách hạch toán hàng tồn kho.

1. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

đ) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất

2. Hàng tồn kho trong Doanh Nghiệp gồm:

– Hàng mua đang đi trên đường;

– Nguyên liệu, vật liệu (trừ vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường);

– Công cụ, dụng cụ;Sản phẩm dở dang (trừ sản phẩm có thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường);

– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;

– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển).

3. Các bước trích lập dự phòng – Cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bước 1: Lập hội đồng thẩm định

Để có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì Doanh nghiệp cần phải lập Hội đồng thẩm định, trong đó phải có các vị trí sau: Tổng giám đốc (hoặc giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Hội đồng sẽ thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho.

Hội đồng thẩm định được lập thông qua Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Về mức trích lập cũng như phương pháp trích được thực hiện thông qua Quyết định của Hội đồng thẩm định về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Bước 2: Xử lý khoản dự phòng

Khi khoản dự phòng đã được lập thì việc xử lí khoản dự phòng trong từng trường hợp được thực hiện như sau:

– Số dự phòng giảm giá phải trích lập = số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

– Số dự phòng giảm giá phải trích lập > số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kì;

– Số dự phòng giảm giá phải trích lập < số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán ra.

Bước 3: Xử lý hàng tồn đọng (nếu có)

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được lập nhưng hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng cần phải hủy bỏ thì sẽ được xử lí như sau:

Doanh nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định tài sản bị hủy bỏ và tiến hành cuộc họp để thông qua Biên bản họp hội đồng thẩm định về việc hủy bỏ hàng tồn kho đã lập dự phòng (tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế).

Hướng dẫn hạch toán chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất

4. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200

4.1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Tài khoản cấp 2 hạch toán chi tiết:

Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 
* Kết cấu tài khoản 229:

TK 229

BÊN NỢ

BÊN CÓ

Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

– Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

– Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

 

 

 

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

 

 

 

 

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

4.2. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

– Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

5. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 133

5.1. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

Tài khoản cấp 2 hạch toán chi tiết:

Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 
* Kết cấu tài khoản 229:

TK 229

BÊN NỢ

BÊN CÓ

– Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng tổn thất tài sản phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

– Bù đắp phần giá trị tổn thất của tài sản từ số dự phòng đã trích lập.

 

 

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

 

 

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

5.2. Cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 133:

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Trên đây là toàn bộ nộ dung liên quan đến hạch toán chi phí dự phòng hàng tồn kho mà kế toán Bách Khoa đã chi sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho quá trình học tập và làm việc của bạn.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Thuê dịch vụ kế toán thuế trọn gói với chi phí chỉ 500.000đ

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *