Kiến thức về Thuế bảo vệ môi trường

1. Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Tại Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 đã quy định như sau:

“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”

Từ nội dung trên, ta có thể hiểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là một khoản thu bắt buộc đối với những hoạt động có tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Số thuế thu từ các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường sẽ nộp vào NSNN (ngân sách nhà nước) và do cơ quan nhà nước quản lý. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, đánh vào các sản phẩm, hàng hóa khi người tiêu dùng sử dụng và có tác động đến môi trường.

Việc nhà nước ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là hoạt động điều tiết hành vi tiêu dùng sản phẩm có tác động đến môi trường, từ đó hạn chế một số loại hàng hóa hoặc các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Những mặt hàng, sản phẩm phải chịu thuế bảo vệ môi trường là các loại hàng hóa tác động tiêu cực đến môi trường được quy định tại nội dung Điều 13 thuộc Luật Thuế bảo vệ môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường bắt đầu được áp dụng vào những loại hàng hóa chịu thuế từ ngày 01/01/2012.

thue bao ve moi truong

2. Đặc điểm

Thuế bảo vệ môi trường thường có những đặc điểm nhận biết đặc trưng bao gồm:

  • Thuế bảo vệ môi trường là một trong những loại thuế thuộc thuế gián thu.
  • Thuế BVMT mang tính chất áp dụng tuyệt đối.
  • Thuế bảo vệ môi trường đánh vào đối tượng là những loại hàng hóa có tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Thuế bảo vệ môi trường chỉ tác động 1 lần khi hình thành loại hàng hóa chịu thuế.
  • Sự ra đời thuế bảo vệ môi trường bên cạnh việc tăng NSNN (ngân sách Nhà nước) còn có tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ môi trường.

3. Đôi tượng nộp thuế 

Nội dung tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi 2010 trường quy định về người nộp thuế như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, hoạt động nhập khẩu những loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường.

– Người thực hiện nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định đối với một số trường đặc thù như sau:

Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường cũng là người nộp thuế.

Tổ chức, hộ kinh doanh gia đình, cá nhân khi làm đầu mối thu mua những loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế sẽ là người nộp thuế khi không xuất trình được giấy tờ chứng minh hàng hóa đã nộp thuế bảo vệ môi trường.

4. Thời điểm xác định thuế BVMT

Dựa vào mục đích sử dụng các loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường nên sẽ có thời điểm xác định thuế khác nhau.

  • Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là trao đổi, trao tặng, bán ra thì thời điểm bán ra, trao tặng, thời điểm chuyển nhượng là thời điểm xác định thuế.
  • Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là tiêu dùng nội bộ thì thời điểm sử dụng hàng hóa là thời điểm xác định thuế.
  • Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là xuất khẩu thì thời điểm đăng ký khai tờ khai hải quan là thời điểm xác định thuế bảo vệ môi trường.
  • Những loại xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu với mục đích để bán thì thời điểm đầu mối bán ra các loại xăng, dầu là thời điểm xác định thuế bảo vệ môi trường.

5. Những trường hợp thực hiện hoàn thuế bảo vệ môi trường

Đối với những đối tượng có phát sinh thuế bảo vệ môi trường thì bắt buộc phải đóng số thuế được định mức theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số trường hợp áp dụng hoàn thuế bảo vệ môi trường bao gồm như sau:

  • Những loại hàng hóa xuất khẩu còn lưu kho, bãi tại cửa khẩu đang được quản lý bởi cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Những loại hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho thị trường nước ngoài thông qua đại lý Việt Nam, xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải nước ngoài đi qua đường cảng Việt Nam hoặc ngược lại phù hợp với nội dung được quy định của pháp luật.
  • Những loại hàng hóa thuộc trạng thái tạm nhập để tái xuất khẩu theo phương thức tái xuất, tạm nhập khẩu.
  • Những loại hàng hóa được nhập khẩu nhằm tái xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
  • Những loại hàng hóa thuộc tình trạng tạm nhập để tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm khi tái xuất khẩu ra thị trường bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

6. Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Theo Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC, thuế bảo vệ môi trường được tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế

X

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Để tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lương đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định. Cụ thể:

– Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:

+ Hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu…Số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho

x

Tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,…) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.

– Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

  

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

  

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an – tra – xít (antraxit)

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BÁCH KHOA – DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

 

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: ketoanbachkhoa.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *