Sau đây là bài viết tổng hợp tình hình doanh nghiệp đăng ký mới và các doanh nghiệp mở của trở lại trong 3 tháng đầu năm 2024 do Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp công bố.
I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 3 tháng đầu năm 2024
1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp tái gia nhập thị trường
Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 59.848 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.
1.1. Doanh nghiệp thành lập mới
Số doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng năm 2024 là 36.244 doanh nghiệp, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Số vốn đăng ký thành lập trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 332.175 tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2024 là 724.507 tỷ đồng (giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 332.175 tỷ đồng (tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2023).
Có 9.761 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 3 tháng đầu năm 2024 (giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2023), số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 392.332 tỷ đồng (giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2023). Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 9,2 tỷ đồng, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 11/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể:
- Vận tải kho bãi (tăng 24,4%);
- Khai khoáng (tăng 17,7%);
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 16,7%);
- Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 13,0%);
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (tăng 10,0%);
- Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 8,8%);
- Giáo dục và đào tạo (tăng 6,9%);
- Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (tăng 5,3%);
- Xây dựng (tăng 4,4%);
- Thông tin và truyền thông (tăng 2,3%);
- Hoạt động dịch vụ khác (tăng 0,9%);
Các ngành còn lại ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023:
- Kinh doanh bất động sản (giảm 2,0%);
- Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 3,3%);
- Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác(giảm 4,6%);
- Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 5,6%);
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 5,7%);
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 11,7%)…
Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng) với 33.337 doanh nghiệp (chiếm 92,0%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023).
- Nhóm ngành Dịch vụ với 27.179 doanh nghiệp, chiếm 75,0% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,9% so với năm ngoái.
- Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 8.702 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 24,0% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.
- Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 363 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1,0% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tất cả 6 khu vực trên cả nước đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023:
- Trung du và miền núi phía Bắc (2.032 doanh nghiệp, tăng 23,0%);
- Đông Nam Bộ (15.413 doanh nghiệp, tăng 10,4%);
- Đồng bằng Sông Cửu Long (2.739 doanh nghiệp, tăng 7,9%);
- Tây Nguyên (977 doanh nghiệp, tăng 7,5%);
- Đồng bằng Sông Hồng (10.868 doanh nghiệp, tăng 1,9%)
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (4.215 doanh nghiệp, tăng 0,7%).
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2024 là 258.750 lao động, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023.
1.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng năm 2024 là 23.604 doanh nghiệp, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023.
- Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 8/17 lĩnh vực, cụ thể:
- Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (780 doanh nghiệp, tăng 104,2%);
- Kinh doanh bất động sản (1.035 doanh nghiệp, tăng 25,8%);
- Thông tin và truyền thông (564 doanh nghiệp, tăng 12,1%);
- Hoạt động dịch vụ khác (724 doanh nghiệp, tăng 11,7%);
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (341 doanh nghiệp; tăng 7,9%);
- Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.718 doanh nghiệp, tăng 6,3%);
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (119 doanh nghiệp, tăng 6,3%);
- Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (1.832 doanh nghiệp, tăng 4,9%);
Các ngành còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể:
- Xây dựng (2.918 doanh nghiệp, giảm 1,2%);
- Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (7.977 doanh nghiệp; giảm 1,5%);
- Vận tải kho bãi (1.105 doanh nghiệp, giảm 1,5%);
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.179 doanh nghiệp, giảm 4,6%);
- Giáo dục và đào tạo (611 doanh nghiệp, giảm 8,3%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (1.162 doanh nghiệp, giảm 8,7%);
- Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (206 doanh nghiệp, giảm 8,8%);
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (190 doanh nghiệp, giảm 10,0%);
- Khai khoáng (143 doanh nghiệp, giảm 15,4%).
2. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong 3 tháng đầu năm 2024 có 73.978 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 72,1%), cụ thể:
- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 53.365 doanh nghiệp, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 3 tháng đầu năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 23.879 doanh nghiệp (chiếm 44,7%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 47.834 doanh nghiệp (chiếm 89,6%, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2023).
- Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 15.530 doanh nghiệp, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 13.719 doanh nghiệp (chiếm 88,3%, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023).
- Số doanh nghiệp giải thể là 5.083 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 11/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 3 tháng đầu năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 3.686 doanh nghiệp (chiếm 72,5%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 4.460 doanh nghiệp (chiếm 87,7%, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023).
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 3/2024
1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường
Tháng 3/2024 có 14.116 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 113.462 tỷ đồng, giảm 0,7% về số doanh nghiệp và giảm 22,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 3/2024, có 4/06 vùng trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023:
Trung du và miền núi phía Bắc (833 doanh nghiệp, tăng 22,3%);
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.783 doanh nghiệp, tăng 1,8%);
- Đông Nam Bộ (5.900 doanh nghiệp, tăng 1,5%);
- Đồng bằng Sông Cửu Long (1.062 doanh nghiệp, tăng 7,2%).
Các vùng ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023:
- Đồng bằng Sông Hồng (4.190 doanh nghiệp, giảm 8,6%);
- Tây Nguyên (348 doanh nghiệp, giảm 13,9%);
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 3/2024 là 104.423 người, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 3/2024 ghi nhận có 3.020 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 52,0% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong tháng 3/2024, cả nước có 10.531 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có:
– 4.139 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023;
– 4.980 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2023;
– 1.412 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, bằng cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập Công ty – Doanh nghiệp trọn gói năm 2024
Xem thêm: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói, nhanh chóng, giá rẻ
Bài viết liên quan: