Mẫu 01-VT – Phiếu nhập kho theo thông tư 133 và thông tư 200

Mẫu 01-VT – Phiếu nhập kho là một trong những mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với mục đích kiểm soát số lượng hàng hóa nhập kho. Hãy cùng Bách Khoa tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ phiếu nhập kho theo thông tư 200 và thông tư 133 chuẩn chỉnh nhất.

1. Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 133

Tải về: Mẫu-phiếu-nhập-kho-theo-thông-tư-133 Mẫu 01-VT

2. Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 200

Tải về: Mẫu-phiếu-nhập-kho-theo-thông-tư-200 Mẫu 01-VT

3. Cách lập phiếu nhập kho

3.1. Mục đích

– Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu này thường được lập khi hàng hoá về đến cơ sở và được chuyển nhập kho.

Phiếu nhập kho sẽ được lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài), hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất), người lập phiếu và kế toán trưởng ký sau đó chuyển tới giám đốc hoặc người ủy quyền duyệt kèm theo chữ ký và ghi rõ họ tên. 3 liên của mẫu phiếu nhập kho mới nhất bao gồm:

Liên 1: Lưu giữ tại phòng ban lập phiếu

Liên 2: Thủ kho của doanh nghiệp giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển kế toán ghi vào sổ kế toán

Liên 3: Giao cho người nhận hàng

Mẫu 01–VT - Phiếu nhập kho theo thông tư 133 và thông tư 200

3.2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

– Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn,… tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.

– Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.

– Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.

Trên đây là Mẫu 01-VT phiếu nhập kho theo thông tư 133 và thông tư 200 mà Bách Khoa cung cấp đến Quý khách hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

KẾ TOÁN BÁCH KHOA – Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm
Hotline: 
0389.566.129

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Web: ketoanbachkhoa.vn

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *