Chia sẻ Mẫu 05-TSCĐ biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 133 và 200
I. Mẫu biên bản kiểm kê TSCĐ_ Mẫu 05-TSCĐ
Mẫu 05-TSCĐ – Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với số kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Tải về:
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 133
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 200
II. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC), đối với tài sản cố định (sau đây viết tắt là TSCĐ) dùng cho mục đích kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành phân loại như sau:
– Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá,…
– Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ,…
– Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn (như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, ống dẫn khí,…)
– Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi,…
– Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
– Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng
– Loại 7: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào sáu loại trên.
III. Đối tượng áp dụng mẫu 05-TSCĐ biên bản kiểm kê tài sản cố định theo Thông tư 200 và Thông tư 133
– Mẫu biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 133: áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Mẫu biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 200: áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lựa chọn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC).
IV. Dịch vụ kế toán thuế hàng tháng/ quý tại Bách Khoa
Giá dịch vụ làm Kế toán thuế trọn gói tại Bách Khoa Hà Nội dựa trên các yếu tố sau:
- Số lượng hóa đơn đầu vào, đầu ra
- Nhóm ngành mà khách hàng đang quan tâm
- Gói đơn lẻ hoặc trọn gói
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế Quý 1 2024 chi phí chỉ từ 500k
Trên đây là những thông tin về mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 133 và 200 mà Bách Khoa cung cấp đến Quý khách hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.
KẾ TOÁN THUẾ BÁCH KHOA
VPGD: Phòng 503 Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663
Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com
Website: Dịch vụ kế toán thuế Bách Khoa
Bài viết liên quan: