1. Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung. Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động. Nếu thực hiện không tốt công tác vệ sinh lao động thì sẽ dễ bị tạo bệnh nghề nghiệp.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra tai nạn, thương tật, tử vong đối với người lao động. Nếu công tác an toàn lao động tại doanh nghiệp không tốt có thể gây ra những tai nạn lao động, những tình huống xấu không mong muốn xảy ra.
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là một trong những hoạt động được thực hiện hằng năm của các doanh nghiệp; trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Y tế quản lý; giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở.
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết; đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn; vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đã có quy định cụ thể về hoạt động báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác vệ sinh, an toàn lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi và phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, có thể gửi trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử theo mẫu. Báo cáo phải gửi trước 10/1 của năm sau.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.
Trường hợp doanh nghiệp có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (khoản 2 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ – CP).
Như vậy thì các doanh nghiệp hàng năm phải thực hiện và gửi báo cáo công tác an toàn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT- BLĐTBXH gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
2. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là hình ảnh mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp:
>> Tải mẫu: Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
3. Hướng đẫn cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp?
Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp như sau:
– Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
+ Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty hợp danh.
+ Hợp tác xã …
+ Khác.
– Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
+ Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty.
+ Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty.
+ Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương.
+ Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
+ Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
– Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA
VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663
Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo
Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com
Website: Dịch vụ kê khai thuế Bách khoa – Báo giá trọn gói tại Hà Nội
Bài viết liên quan: