Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy mạnh, Việt Nam đang mở rộng cánh cửa giao lưu buôn bán với các quốc gia trên thế giới, hàng nông sản được coi là một thế mạnh của Việt Nam.
Thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu mở các công ty kinh doanh nông sản hay các của hàng nông sản ở Việt Nam là rất lớn. Cùng Kế toán Bách Khoa tìm hiểu thông tin hữu ích về thủ tục thành lập công ty kinh doanh Nông sản.
THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH NÔNG SẢN HAY CỬA HÀNG NÔNG SẢN CÓ CẦN ĐĂNG KÝ KINH DOANH?
Căn cứ pháp luật
CÁC BƯỚC THÀNH LẬP CÔNG TY NÔNG SẢN
Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Đầu tiên, chủ thể kinh doanh cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình hướng tới là gì. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp phổ ở Việt Nam gồm:
- Công ty TNHH một thành viên, loại hình này áp dụng cho một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên giới hạn thành viên từ 2- 50 người;
- Công ty cổ phần yêu cầu tối thiểu 3 thành viên không giới hạn tối đa.
Tiếp theo, chủ thể cần lựa chọn tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin các thành viên/cổ đông sáng lập.
Để kinh doanh trong lĩnh vực nông sản, doanh nghiệp cần đăng ký những ngành nghề chính
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Văn bản ủy quyền cho Kế toán Bách Khoa thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục sau:
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định
- Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Bước 4: Thực hiện những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- Kê khai và nộp thuế môn bài
- In và đặt in hóa đơn
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Do chính sách có thể thay đổi theo từng thời điểm, để cập nhật chính sách mới nhất quý khách vui lòng liên hệ với Kế toán Bách Khoa để cập nhật những thông tin mới nhất.
KẾ TOÁN BÁCH KHOA – Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
Hotline: 094.859.3663
Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com
Website: ketoanbachkhoa.vn
Bài viết liên quan: