“Hoàn thuế GTGT luôn là một trong những vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Việc được hoàn trả số thuế đã nộp không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, quá trình hoàn thuế thường gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Tại Hội nghị đối thoại lần này, nhiều câu hỏi tập trung vào việc làm rõ các quy định về hoàn thuế, rút ngắn thời gian hoàn thuế và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoàn thuế.”
Danh mục bài viết
II. Nhóm vướng mắc về hoàn thuế GTGT
1. Câu 1: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải xuất trả lạ
– Câu hỏi: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải xuất trả lại nhà cung cấp nước ngoài do bị hỏng, lỗi kỹ thuật trong thời gian từ ngày 01/7/2016 đến trước ngày 01/02/2018
– Trả lời: Tổng cục Thuế đã có công văn số 4454/TCT-CS ngày 31/10/2019 trả lời Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai và Công ty CP nhựa Reliable. Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và theo nội dung tại công văn số 4454/TCT-CS thì trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải xuất trả lại nhà cung cấp nước ngoài thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan Đồng Nai.
2. Câu 2: Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao
– Câu hỏi : Cơ quan thuế ra Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế của DN thuộc trường hợp kiểm trước hoàn sau với lý do “Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế” được quy định tại điểm d khoản 1 điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tuy nhiên, không nêu rõ rủi ro về thuế cao là rủi ro ở tiêu chí nào để DN nắm được rủi ro của DN ở phương diện nào để chuẩn bị giải trình cho Đoàn kiểm tra được rõ và Thông báo từ cơ quan thuế đều chung chung từ ngữ thì DN không nắm rõ và rất mơ hồ trong việc giải trình dẫn đến thời gian kéo dài trong quá trình giải quyết hoàn thuế từ 40 ngày có thể lên 100 ngày hoặc 365 ngày hoặc lâu hơn.”
– Trả lời: Trước hết, việc xác định các tiêu chí, dấu hiệu rủi ro cao giúp CQT sàng lọc, phát hiện nhanh NNT có rủi ro. Liên quan đến các dấu hiệu, phân tích rủi ro là nghiệp vụ riêng, nội bộ của CQT dựa trên các thông tin mà CQT có và thu thập được. Căn cứ các dấu hiệu rủi ro đó, CQT sẽ yêu cầu NNT giải trình các nội dung liên quan.
Thực tế, việc phân tích rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ NNT để lựa chọn NNT cần kiểm tra không phải là nội dung mới mà thời gian vừa qua, ngành Thuế cũng đã áp dụng phân tích rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ của NNT để đưa vào kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm, kiểm tra HSKT định kỳ tháng/quý của NNT.
Qua đây, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cán bộ thuế thực hiện đúng Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, làm rõ các nội dung yêu cầu NNT giải trình. Đề nghị Doanh nghiệp liên hệ, phối hợp với CQT quản lý để xác định các nội dung cần giải trình, làm rõ.
3. Câu 3: Hoàn thuế GTGT tiền thuê đất và hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư
– Câu hỏi:
+ Ý 1: Số thuế GTGT tiền thuê đất KCN có phải là khoản thuế GTGT được phép đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư không ? Nếu được phép đề nghị hoàn được phép đề nghị hoàn 100% số thuế GTGT theo hóa đơn hay theo tiến độ xây dựng, theo diện tích xây dựng tương ứng ?
+ Ý 3: Danh mục hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư theo quy định hiện hành bao gồm những hồ sơ nào ?
– Trả lời:
+ Ý 1: Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ; thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Ý 3: Hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 28 Thông tư số 80/2021/Tt-BTC (đã được sửa đổi tại Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BTC).
“2. Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:
- a) Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư:
a.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
a.2) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;
a.3) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;
a.4) Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
a.5) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
a.6) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).”
4. Câu 4: Hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp nước ngoài
– Câu hỏi:
Về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nước ngoài, qua các năm gần đây em thấy một số doanh nghiệp nước ngoài hoàn thuế thời gian rất chậm, số với mấy năm trở về trước hồ sơ bằng giấy lại nhanh, chuyển đổi số, có dữ liệu, có hết trên điện tử, nên Tổng cục Thuế cần phân loại hồ sơ hoàn thuế LUỒNG XANH, VÀNG, ĐỎ như hải quan, còn công tác hậu kiểm nữa, nếu cần thiết thì hoàn trước hậu kiểm sau và nên hậu kiểm thời gian sớm hơn, trước đây là 3_5 năm sau, nếu được thì hoàn trước hậu kiểm sớm ngay và sau khi hoàn, những sai sót nếu có thì có thể truy thu hoàn ngay. Vì hiện nay qua quan sát hầu hết việc vì phạm về hóa đơn, bán hóa đơn là các công ty thành lập trong nước, đối với công ty vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, nên được ưu đãi thuế, doanh nghiệp rất cần tài chính quay vòng để tiếp tục sản xuất kinh doanh, rất mong quý cục Tổng cục thuế xem xét.
– Trả lời:
Từ tháng 10/2023, Tổng cục Thuế đã triển khai bộ tiêu chí và hệ thống phân loại hồ sơ hoàn thuế tự động theo đó phân loại ngưỡng rủi ro để xác định NNT thuộc trường hợp hoàn thuế trước (6 ngày làm việc), kiểm tra trước (40 ngày).
Qua rà soát thực tế phát sinh nhiều trường hợp NNT chuẩn bị chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định, kê khai chưa chính xác thông tin trên hồ sơ. Đồng thời, hiện nay CQT đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, ứng dụng đối chiếu phát hiện các trưởng hợp DN hoàn thuế sử dụng hóa đơn của DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Do đó, đề nghị NNT cần kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, kiểm soát đầu vào, chủ động phát hiện hóa đơn đầu vào không đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế trước khi gửi hồ sơ hoàn thuế đến CQT, giảm thời gian CQT kiểm tra hồ sơ, NNT phải giải trình bổ sung thông tin.
Tổng cục Thuế đã và đang nâng cấp hệ thống hỗ trợ cơ quan thuế, cán bộ thuế thực hiện kiểm soát hồ sơ hoàn thuế của NNT ngày càng tự động, hỗ trợ giảm thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế của CQT.
DỊCH VỤ HOÀN THUẾ GTGT TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA
VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663
Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo
Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com
Website: Dịch vụ hoàn thuế GTGT Bách khoa – Báo giá trọn gói tại Hà Nội
Bài viết liên quan: