Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là gì? Nghiệp vụ chiết khấu thương mại hạch toán vào tài khoản nào? Cách hạch toán chiết khấu thương mại như thế nào? Bài viết dưới đây BÁCH KHOA sẽ hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết

HẠCH TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

1. Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Là Gì?

Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản (tiền, %) mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với số lượng và khối lượng lớn.
Hạch toán chiết khấu thương mại được hiểu đơn giản là nghiệp vụ mà kế toán của mỗi doanh nghiệp phải thực hiện ghi bút toán theo quy định của Pháp luật, của doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp cần phải phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm đó là giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại:

– Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá so với giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng và khối lượng lớn.

– Giảm giá hàng bán là khoản mà khách hàng được giảm trừ do sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng được một số yêu cầu như sai quy cách, kém chất lượng,…

2. Tài Khoản Phản Ánh Nghiệp Vụ Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản phản ánh nghiệp vụ hạch toán chiết khấu thương mại

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định, cách hạch toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán khi mua hàng và bán hàng được áp dụng như sau:

– Nếu DN sử dụng chế độ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC thì thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 521 – tài khoản này dùng để thể hiện chi phí chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng, khối lượng lớn nhưng chưa được ghi chép trên hóa đơn bán hàng trong kỳ.

– Nếu DN sử dụng chế độ kế toán theo quy định Thông tư 133/2016/TT-BTC thì tiến hành hạch toán chiết khấu thương mại vào tài khoản 511.

Trong đó ta có, kết cấu TK 521:

– Bên nợ:

  • Số chiết khấu thương mại được cho phép thanh toán cho khách hàng
  • Số giảm giá hàng bán được chấp thuận cho người mua
  • Doanh thu của hàng bán bị hoàn trả, đã được trừ vào khoản phải thu khách hàng hoặc trả lại tiền cho người mua.

– Bên có:

+ Đến cuối kỳ, kế toán có nhiệm vụ kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bị hoàn trả giảm giá hàng bán sang TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Trong đó ta có, kết cấu TK 511 – đây là tài khoản dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất và kinh doanh.

– Bên nợ có:

  • Các khoản thuế gián thu: TTĐB, XK, BVMT, GTGT
  • Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 – đây là tài khoản dùng để xác định kết quả kinh doanh

– Bên có:

  • Doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của DN sẽ được thực hiện trong kỳ kế toán.

3. Một Số Quy Định Khi Làm Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại

– Nếu như trên hóa đơn GTGT đã ghi rõ giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT thì tổng giá thanh toán của khách hàng đã bao gồm thuế GTGT.

– Căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì nếu như khách hàng mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại thì số chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán ra sẽ được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc trong kỳ sau đó.

– Nếu như số tiền chiết khấu được lập khi chương trình chiết khấu hàng hóa đã kết thúc thì phải lập một hóa đơn điều chỉnh khác có đính kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh với tiền thuế và số tiền điều chỉnh.

4. Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Theo Thông Tư 200

4.1 Trường hợp chiết khấu giảm giá ngay khi mua

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 111, 112, 131 là tổng số tiền ghi trên hóa đơn

     Có TK 511 là tổng số tiền khi chưa tính thuế

     Có TK 3331 là thuế GTGT

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với bên mua hàng hóa, dịch vụ:

Nợ TK 156: là tổng số tiền chưa bao gồm thuế

Nợ TK  1331 là số thuế GTGT

      Có TK 111, 112, 331 là số tiền trên hóa đơn

*Lưu ý: Vì trước khi viết hóa đơn đã trừ số tiền Chiết khấu thương mại (tức là đã giảm trên hóa đơn rồi) nên khi hạch toán các bạn phải làm theo số tiền có trên hóa đơn. (Đối với trường hợp này thì khi tiến hành hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại.)

4.2 Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu

– Đối với trường hợp này thì ta sẽ chia thành 2 trường hợp nhỏ hơn nữa đó là:

  • Số tiền giảm giá – chiết khấu NHỎ HƠN giá trị hóa đơn cuối cùng ⇒ Số tiền giảm giá – chiết khấu có thể trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó
  • Số tiền giảm giá – chiết khấu LỚN HƠN giá trị hóa đơn cuối cùng ⇒ Lập hóa đơn khác để điều chỉnh giảm vì không thể trừ trực tiếp trên hóa đơn được.

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán cho trường hợp số tiền giảm giá – chiết khấu NHỎ HƠN giá trị hóa đơn cuối cùng.

  • Đối với hóa đơn lần 1 và lần 2 thì hạch toán như bình thường
  • Đối với hóa đơn lần 3 thì hạch toán như sau:

– Hạch toán với bên bán

Nợ TK 131, 111, 112: là tổng số tiền đã chiết khấu

      Có TK 511 là tổng số tiền đã chiết khấu

      Có TK 3331 là thuế GTGT

– Hạch toán với bên mua

Nợ TK 156 là giá trên hóa đơn

Nợ TK 1331 là thuế GTGT

      Có TK: 111, 112, 331 là số tiền đã trừ khoản chiết khấu

4.3 Tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn

– Cách hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán đối với trường hợp số tiền giảm giá hàng bán – chiết khấu thương mại LỚN HƠN giá trị hóa đơn cuối cùng là:

  • Đối với hóa đơn lần 1, lần 2 và lần 3 thì hạch toán như bình thường
  • Còn đối với hóa đơn điều chỉnh thì ta hạch toán như sau:

– Cách hạch toán đối với bên bán:

Nợ TK 521, 3331 dùng để phản ánh số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 521 là số tiền chiết khấu thương mại

      Có TK 3331 là số tiền thuế GTGT được điều chỉnh

– Cách hạch toán đối với bên mua

Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn bị tồn kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ
      Có TK 156 là giảm giá trị hàng tồn kho.

Nếu hàng hóa đó đã bán ra thì ghi là giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ
      Có TK 632 là giảm giá vốn.

Nếu hàng hóa đã được đưa vào sản xuất, quản lý, kinh doanh thì ghi là giảm chi phí:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ
      Có TK 154, 642 là giảm chi phí tương ứng

Nếu hàng hóa đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi là giảm chi phí xây dựng cơ bản:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế được khấu trừ 
      Có TK 241 là giảm chi phí xây dựng cơ bản.

4.4 Chiết khấu được lập khi hết chương trình

– Hạch toán đối với bên bán:

+ Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại đã phát sinh trong kỳ

Nợ TK 521 là số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 là số tiền thuế GTGT đã được điều chỉnh

      Có TK 131,111,112,…

+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển:

Nợ TK 511 là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịc vụ

      Có TK 521 là các khoản giảm trừ doanh thu

– Hạch toán đối với bên mua:

+ Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn bị tồn kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại,
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ 
      Có TK 156 là giảm giá trị hàng tồn kho.

+ Nếu hàng hóa đó đã bán ra thì ghi là giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ
      Có TK 632 là giảm giá vốn.

+ Nếu hàng hóa đã được đưa vào sản xuất, quản lý, kinh doanh thì ghi là giảm chi phí:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ
      Có TK 154, 642 là giảm chi phí tương ứng

+ Nếu hàng hóa đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi là giảm chi phí xây dựng cơ bản:
Nợ TK 331, 111, 112 là số tiền chiết khấu thương mại
      Có TK 1331 là giảm số thuế được khấu trừ
      Có TK 241 là giảm chi phí xây dựng cơ bản.

5. Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại Theo Thông Tư 133

5.1 TH người mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại (do mua số lượng lớn), giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã đã trừ chiết khấu thương mại

– Hạch toán chiết khấu thương mại (CKTM): Bên Bán

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng phải thu.

      Có TK 511 – Doanh thu đã giảm chưa thuế GTGT.

      Có TK 3331 (nếu có) – Thuế GTGT phải nộp.

– Hạch toán CKTM: Bên Mua

Nợ  TK 156 – Giá mua đã giảm chưa thuế GTGT

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111, 112, 331 – Tổng thanh toán

5.2 TH người mua hàng được hưởng chiết khấu (do mua nhiều lần) thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.

*TH này khi kế toán bên bán lập hóa đơn sẽ có dòng “Chiết khấu thương mại …%” , có số tiền (vẫn ghi dương).

– Hạch toán CKTM: Bên Bán

Phản ảnh doanh thu

Nợ TK 131 – Tổng số tiền đã trừ chiết khấu

     Có TK 511 – Doanh thu đã chiết khấu.

     Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp theo doanh thu đã chiết khấu.

– Hạch toán CKTM: Bên Mua

Nợ TK 156 – Giá đã giảm chiết khấu

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111, 112, 331 – Tổng thanh toán (đã trừ chiết khấu)

*TH Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó.

Kế toán hạch toán hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó như sau:

– Hạch toán CKTM: Bên Bán

Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 511 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ

      Có các TK 111, 112, 131,. . . – Số tiền chiết khấu thương mại

– Hạch toán CKTM: Bên Mua

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng khoản chiết khấu được nhận

      Có TK 156 – Giá mua được giảm

      Có TK 1331 – Giảm khoản thuế GTGT đã được khấu trừ.

6. Phân Biệt Chiết Khấu Thương Mại Với Chiết Khấu Thanh Toán

– Chiết khấu thương mại được hiểu là khoản (tiền, %) mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với số lượng và khối lượng lớn.

– Chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền mà người bán giảm trừ cho người mua khi người mua thanh toán tiền mua hàng trước khi thời hạn hợp đồng diễn ra.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Thuê dịch vụ kế toán thuế trọn gói với chi phí chỉ 500.000đ

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *