Hỗ trợ tín dụng là gì ?

Hỗ trợ tín dụng là một bộ phận không thể thiếu trong Ngân hàng nói chung và nhân viên Tín dụng nói riêng. Vậy bộ phận Hỗ trợ tín dụng là gì và chức năng của bộ phận này đóng vai trò gì? Bách Khoa sẽ đưa ra những thông tin chính về vấn đề này để người đọc có thể tham khảo như sau:

HỖ TRỢ TÍN DỤNG LÀ GÌ

Hỗ trợ tín dụng là gì?

Hỗ trợ tín dụng là một vị trí trong bộ phận tín dụng của ngân hàng, làm ở bộ phận Back-Office (không phải nhân viên kinh doanh); để hỗ trợ các công việc còn lại của Chuyên viên Tín dụng. Nhiệm vụ chính của hỗ trợ tín dụng là giúp đỡ các nhân viên Tín dụng trong việc lập hồ sơ, sổ sách,… Cũng chính vì vậy mà tùy từng ngân hàng, công việc của các nhân viên hỗ trợ tín dụng có thể sẽ khác nhau.

Hỗ trợ tín dụng ở nhiều ngân hàng còn được gọi với rất nhiêu tên gọi khác nhau như: Quản lý tín dụng, Hỗ trợ kinh doanh, Quản lý chứng từ, kiểm soát giải ngân,… Công việc của họ có thể từ trước quá trình trao đổi công việc với khách hàng cho đến khi hoàn tất hợp đồng và lưu trữ hồ sơ cho vay.

Nhân viên hỗ trợ tín dụng là ai?

Nhân viên/Chuyên viên Quản lý tín dụng; Hỗ trợ tín dụng/Hỗ trợ kinh doanh; Chuyên viên quản lý chứng từ; Chuyên viên/nhân viên kiểm soát giải ngân … Tùy từng Ngân hàng mà tên gọi của vị trí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại công việc chính đều là hỗ trợ cho đội kinh doanh trong việc xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt.

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Hỗ trợ tín dụng

Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Luật, Tài chính;

Cẩn thận, chăm chỉ và chịu áp lực công việc tốt;

Tiếng Anh, Tin học văn phòng đáp ứng được yêu cầu công việc;

Kiến thức và kỹ năng yêu cầu (cũng là để áp dụng vào công việc);

Nắm vững kiến thức, quy trình nghiệp vụ tín dụng; Am hiểu về luật công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo; Nắm vững nguyên lý kế toán, các quy định về kế toán Ngân hàng;

Chính xác, chi tiết, tuân thủ nguyên tắc; Năng động, tinh thần đồng đội; Có khả năng giao tiếp tốt; Sử dụng tốt tin học văn phòng.

Các công việc chính của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Tùy vào từng Ngân hàng sẽ có sự khác biệt đôi chút

Trước giải ngân

Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của Ngân hàng;

  • Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân;
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;
  • Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm;
  • Giải ngân và thu gốc lãi; giải chấp tài sản đảm bảo sau khi Hợp đồng tín dụng được thanh lý;
  • Tham gia thẩm định và định giá lại tài sản đảm bảo (Yêu cầu này không phải Ngân hàng nào cũng yêu cầu hỗ trợ tín dụng xử lý).

Sau giải ngân

  • Đôn đốc các đơn vị kinh doanh thu gốc nợ gốc, nợ lãi;
  • Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng; thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy trình của Ngân hàng;
  • Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước; Trung tâm kiểm soát tín dụng (CIC); và các báo cáo phục vụ mục đích quản trị của Ngân hàng.

Các công việc định kỳ hàng ngày

  • Lập báo cáo nhắc gốc, lãi, chậm trả;
  • Tổng hợp các danh sách khách hàng vay theo nhóm, ngành, VIP…;
  • Làm báo cáo.

Các nghiệp vụ cần nắm vững

Nghiệp vụ Tín dụng:

Các kiến thức về cấp tín dụng thường nhiều, đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản, chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần nắm được các kiến thức tổng quan về nghiệp vụ tín dụng như sau:

  • Hình thức cấp tín dụng: Cho vay, Bảo lãnh, Chiết khấu, Bao thanh toán…
  • Loại hình cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn
  • Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, hạn mức tín dụng, thấu chi, hợp vốn..
  • Đối tượng cấp tín dụng/ Hạn chế/Không:
  • Giới hạn cấp tín dụng
  • Bảo lãnh
  • Phương thức TTQT: Nhờ thu, L/C
  • Phương tiện TTQT: Hối phiếu, Séc
  • Quy trình cấp tín dụng cơ bản: Gồm 3 loại Quy trình (Phân tán, Tập trung, Khác biệt) – sẽ được mô tả kỹ lưỡng trong các bài viết sau
  • Quy trình Hỗ trợ tín dụng: Nắm bắt được luồng tác nghiệp nội bộ

Nghiệp vụ tài sản bảo đảm

  • Đánh giá yếu tố pháp lý, tính sở hữu tài sản bảo đảm, tính hợp pháp của tài sản:
  • Đánh giá tính phù hợp với Khẩu vị Ngân hàng
  • Quy trình Đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghiệp vụ hạch toán kế toán:

Kiến thức cơ bản về Kế toán Ngân hàng

Nghiệp vụ cơ bản theo quy định trong các văn bản pháp luật:

Thực tế, chuyên viên hỗ trợ tín dụng là người nắm chắc về Luật – và thường là người tư vấn về Luật cho CV QHKH. Về Luật, có 2 mảng kiến thức về Luật mà 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần phải nắm được, bao gồm:

Mảng thứ nhất: chính là các kiến thức về pháp luật Chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật hôn nhân gia đình, Luật thừa kế…

Mảng thứ hai: Chính là nhóm các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng, ở đây liên quan chính đến công việc phát triển hoạt động Tín dụng.

Nhân viên hỗ trợ tín dụng và nhân viên tín dụng có giống nhau?

Không. Nhân viên hỗ trợ tín dụng chính là một cộng sự đắc lực của nhân viên tín dụng cũng đồng thời như bộ phận giám định nhằm tránh những rủi ro tín dụng phát sinh cho ngân hàng. Họ đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch và an toàn hơn.

Công việc cũng như trách nhiệm của nhân viên Tín dụng là rất nặng nề. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), thì nhân viên Hỗ trợ tín dụng đóng vai trò đắc lực trong nghiệp vụ phụ giúp nhân viên tín dụng. Vì thế bản thân nhân viên hỗ trợ tín dụng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc.

Các lý do nên chọn nghề nhân viên hỗ trợ tín dụng:

Được làm việc tại môi trường tốt, năng động, trẻ trung:

Môi trường Ngân hàng nói chung và vị trí hỗ trợ tín dụng nói riêng thường xuyên được tương tác và làm việc với những người trẻ, năng động, tính tương tác cao. Phản ánh với đội ngũ nhân viên ngân hàng. Bên cạnh các gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Giúp bạn có được những kinh nghiệm trong giao tiếp hay giải quyết công việc. Cũng như sự phát triển tư duy đối với công việc đảm nhận. Các cách thức giải quyết của đồng nghiệp mang đến bài học hiệu quả cho công việc.

Môi trường này giúp người trẻ có cơ hội tiếp xúc với công việc ngân hàng. Mang đến các quan sát, thực hiện công việc cần thiết và trau dồi kinh nghiệm quý báu. Do tính chất công việc đòi hỏi tính cởi mở, vì thế cho phép nhân viên thể hiện bản thân. Được khuyến khích phát triển, sáng tạo, xây dựng, đóng góp ý kiến và giải quyết công việc theo kỹ năng. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ bước vào môi trường Ngân hàng. Đặc biệt khi nó không quá gò bó như công việc của một chuyên viên.

Thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung:

Hầu hết các ngân hàng đều có lương và thưởng khá tốt so với các doanh nghiệp bên ngoài. Tính chất ổn định của công việc giúp họ có được mức thu nhập tốt. Bên cạnh yếu tố trong yêu cầu về nghề nghiệp và tố chất của người làm công việc này. Vị trí này tuy không mang đến mức lương, thưởng cao so với vị trí trực tiếp cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, sự chênh lệch không quá nhiều. Với mặt bằng các công việc chung, nghề nghiệp này thường mang đến công việc văn phòng. Các tính chất trong giải quyết công việc không quá áp lực hay vất vả trong thực hiện lao động.

Công việc ổn định:

Tính chất các công việc Back-office thường có tính ổn định, gắn bó cao. Trong nhu cầu tín dụng, vai trò của nhân viên hỗ trợ là không thể loại bỏ. Họ như một khâu trung gian trong quản lý và giám sát hiệu quả. Công việc có sự tuân thủ, theo hướng lặp đi lặp lại tuân theo quy trình đã ban hành. Vì vậy mà nhân sự của lĩnh vực này được đảm bảo với tính chất ổn định trong công việc đảm nhận.

Cơ hội thăng tiến:

Các kinh nghiệm được tích lũy thông qua những vụ việc giải quyết trên thực tế. Đặc biệt rõ rệt tại các Ngân hàng TMCP quy mô vừa & trung bình tại Việt Nam. Khi tính sáng tạo và kinh nghiệm của người trẻ được đề cao. Các cơ hội trong tiếp xúc trực tiếp với công việc cũng tiến gần hơn. Người trẻ có năng lực, inh nghiệm, kỹ năng và nhiệt huyết. Nếu bạn hoàn thành tốt công việc được giao, team-work tốt, hoạt động Đoàn thể ngoại giao khá, cơ hội thăng tiến của bạn tương đối rõ rệt. Các chức vụ cao hơn hay công việc quan trọng hơn trong lĩnh vực tín dụng có thể được trao cho bạn.

Khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề:

Người thực hiện công việc này cần am hiểu trong tính chất chuyên môn về hỗ trợ tín dụng. Bên cạnh việc hiểu được hiệu quả công việc thực hiện. Bên cạnh kỹ năng xây dựng cho hoạt động quản lý và giám sát sổ sách. Do đó, nhân viên hỗ trợ tín dụng là người nắm vững rất nhiều kiến thức, văn bản về pháp luật, quy trình. Bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng tương đối linh hoạt và kinh nghiệm.

Công việc này đòi hỏi những người làm việc cần phải tư duy chắc chắn trên nền tảng kiến thức rộng. Tổng hợp nhiều vấn đề để đưa ra phương án tư vấn giải quyết. Vì vậy, khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề sẽ được cải thiện rõ ràng. Bạn hoàn toàn có thể nhận ra sau những năm làm việc đầu tiên.

Trên đây là những thông tin về hỗ trợ tín dụng mà Bách Khoa cung cấp đến Quý khách hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÁCH KHOA – Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế

Địa chỉ VP: Tòa CT4, KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Hotline: 098.554.7782

Zalo: 098.554.7782

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: ketoanbachkhoa.vn

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *