Công ty con của Vingroup có tên GSM chuyên mảng dịch vụ taxi điện đã mở ra thêm cơ hội việc làm cho các tài xế lựa chọn, ngoài taxi truyền thống hay taxi công nghệ như Grab và Be.
So với các dịch vụ taxi khác, taxi SM có cách tính phí khác biệt. Tài xế SM có lương riêng. Bên cạnh đó, phương tiện sử dụng là xe điện nên chi phí sử dụng xe của các tài xế SM cũng khác so với những ai lái xe xăng hoặc diesel làm dịch vụ.
Trường hợp 1:
Giả sử 2 tài xế Taxi Xanh SM và Grab cùng chạy 10 chuyến/ngày, mỗi chuyến 10 km, với cùng tốc độ trung bình 40 km/h (điều kiện đường thoáng) ở Hà Nội. Cả 2 tài xế cùng nghỉ ngơi vào ngày Chủ nhật, tức là 1 tháng chỉ chạy 26 ngày (2.600 km). Cả 2 người đều sử dụng VinFast VF e34, tuy nhiên tài xế Grab phải tự đầu tư tiền mua xe, còn tài xế Taxi Xanh SM chạy chiếc xe thuộc sở hữu của công ty GSM hiện có giá lăn bánh tại Hà Nội vào khoảng hơn 700 triệu đồng.
Trường hợp 2
Giả sử tài xế Grab dùng xe xăng, có một chiếc “xe quốc dân” Toyota Vios tự đầu tư để làm dịch vụ.
(*) Giá cước Grab tham khảo trên website. Tỷ lệ % số tiền tài xế thực nhận theo chia sẻ là 23% với ai lái VF e34 của Taxi xanh SM, 69% với ai chạy dịch vụ Grab. Giá thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố giao thông, thời tiết… Các số liệu trên chỉ mang tính chất tương đối để tham khảo.
(**) Một tài xế chạy dịch vụ bằng VF e34 sau khi cập nhật phần mềm chia sẻ rằng chiếc xe chạy 100 km ở vận tốc trung bình 40 km/h tốn khoảng 14 kWh. Giá điện sạc là 3.117 đồng/kWh.
(***) Chiếc Toyota Vios tiêu thụ nhiên liệu ước tính khoảng 6 lít/100 km ở vận tốc trung bình 40 km/h. Giá xăng RON95 trung bình khoảng 25.000 đồng/lít.
Có thể thấy nếu cùng sử dụng xe điện giống nhau (ở đây là VF e34) thì thu nhập tài xế Grab cao hơn, còn nếu tài xế Grab dùng xe xăng thì có thể sẽ thu lại được ít hơn do chi phí đổ xăng đắt đỏ hơn nhiều so với việc sạc điện. Tất nhiên con số trên chỉ mang tính tham khảo vì cách tính phí cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Tài xế chạy Taxi Xanh SM sẽ tiết kiệm được hẳn một khoản chi phí đầu tư mua xe ban đầu và sẽ không phải chi trả số tiền bảo dưỡng xe định kỳ, hay mua bảo hiểm xe hàng năm. Trong khi đó, với ai chạy Grab thì có thể chủ động được thời gian do xe thuộc sở hữu của tài xế. Các khoản sửa chữa xe trong quá trình sử dụng đang coi là như nhau vì tài xế Taxi Xanh SM cho biết sẽ phải tự sửa xe nếu làm hỏng.
Bài viết liên quan: