Rủi ro pháp lý khi thành lập công ty không hoạt động?

Những hệ lụy và hậu quả pháp lý nghiêm trọng khi thành lập công ty không hoạt động là gì? Hãy cùng kế toán Bách Khoa tìm hiểu chi tiết.

Thành lập công ty (doanh nghiệp) là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng hàng đầu trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư. Tuy nhiên hoạt động doanh nghiệp hiện nay đang có những biểu hiện, diễn biến phức tạp do hành vi gian dối của các chủ thể đăng kí, dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Rủi ro pháp lý khi thành lập công ty không hoạt động?

1. Thành lập công ty không hoạt động được hiểu như thế nào?

Đây là trường hợp mà một cá nhân hay tổ chức hoặc một số cá nhân, tổ chức cùng nhau thành lập một công ty, sau khi làm xong thủ tục thành lập doanh nghiệp, đã có tư cách pháp nhân nhưng công ty đó lại không thực hiện kinh doanh của công ty.

Hay nói cách khác, công ty được thành lập mà không có bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh gì. Chủ sở hữu hay những người đồng thành lập công ty không có ý định hoạt động, kinh doanh với tư cách pháp nhân của công ty để sinh lợi nhuận.

2. Nguyên nhân vì sao thành lập công ty nhưng lại không hoạt động kinh doanh

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là xuất phát từ mục tiêu ban đầu của những người sáng lập công ty. Mục đích của những người thành lập công ty này không quan tâm trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty mà thay vào đó, họ lập công ty để đáp ứng các mục tiêu khác như vay vốn ngân hàng, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng thời vụ, đáp ứng các yêu cầu pháp lý khác, hoặc “chọn ngày đẹp” để thành lập công ty nhưng chưa có sự sẵn sàng trong hoạt động kinh doanh, v.v…

Nguyên nhân khác, đó là việc quyết định thành lập công ty không đúng thời điểm. Nhiều người quyết định “bắt đầu làm chủ” mà chưa sẵn sàng, cũng từ đó, họ thiếu kiến thức về quản lý doanh nghiệp, tài chính, và kế toán. Chưa có một lượng khách hàng đáng kể hoặc ổn định và họ còn thiếu cơ sở về chiến lược kinh doanh, dự án dài hạn. Bên cạnh đó, việc thiếu vốn và mối quan hệ quan trọng cũng đóng vai trò quan trọng trong tình trạng này.

Do đó, việc hấp tấp, nôn nóng thành lập công ty mà không biết hoạt động kinh doanh ra sao đã dẫn đến tình trạng công ty được thành lập nhưng không biết cách phát triển kinh doanh, việc công ty đó chỉ tồn tại trên giấy tờ nhưng không hoạt động thực tế.

Nguyên nhân khách quan

Yếu tố nguyên nhân khách quan nên xem xét khi nói đến việc thành lập một công ty nhưng không hoạt động kinh doanh là tình hình thị trường.

Tình hình thị trường luôn đòi hỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Những doanh nghiệp yếu thế, thiếu năng lực sẽ dễ dàng bị loại bỏ và rất khó để có thể cạnh tranh trong cuộc chơi kinh doanh dài hạn.

Một số doanh nghiệp này thường không có khả năng giải quyết các thách thức kinh doanh khi các chi phí hàng năm vượt quá lợi nhuận thu về. Họ không tìm được cách giải quyết bài toán phức tạp của kinh doanh và quyết định không hoạt động kinh doanh nữa. Tình trạng này làm tăng thêm sự hiện diện của các công ty được thành lập nhưng không hoạt động trên thực tế.

3. Rủi ro pháp lý khi thành lập công ty không hoạt động

Căn cứ theo quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể các trường hợp sau sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

+ Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 thành lập;

+ Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

+ Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật Doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

+ Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Tóm lại là trường hợp công ty ngừng hoạt động mà không thức hiện thủ tục thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế từ 1 năm trở lên thì có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Từ đó có thể dẫn đến giải thể doanh nghiệp vì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Cụ thể là doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;

Đồng thời doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo.

Đóng mã số thuế

Theo điểm d khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế, theo đó, cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và xác định doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, sau một thời hạn nhất định, cơ quan thuế sẽ thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

4. Giải pháp khi thành lập công ty nhưng không hoạt động kinh doanh?

Giải pháp ngắn hạn

Nếu trong khoảng một thời gian ngắn nhất định không kinh doanh, công ty có thể làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lên sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh/thành phố. Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

“Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì doanh nghiệp sẽ nộp thông báo hoạt động trở lại lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

Giải pháp dài hạn

Giải pháp tạm nghừng kinh doanh như đã trình bày ở trên chỉ mang tính giải pháp trước mắt. Bởi vì thời hạn tạm ngừng kinh doanh chỉ trong 12 tháng. Vậy giải pháp lâu dài đối với những trường hợp thành lập công ty nhưng không kinh doanh là gì.

Tìm hướng để công ty có thể kinh doanh lâu dài.

Trước hết, vẫn nên ưu tiên tìm hướng đi để giải quyết bài toán kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp của bạn có thể không kinh doanh trên thực tế nhưng về mặt pháp lý thì doanh nghiệp vẫn đang hoạt động.

Vậy nên, nếu bạn vẫn muốn duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và kinh doanh với tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì cần làm gì? Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao công ty lại không thể kinh doanh hiệu quả. Tìm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn về vốn, nhân sự, thị trường…để doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh trở lại khi tình hình khả quan hơn.

Giải thể doanh nghiệp khi thành lập công ty nhưng không còn nhu cầu kinh doanh.

Trường hợp thứ hai, bạn không có khả năng và cũng không còn muốn duy trì việc kinh doanh với tư cách công ty. Thủ tục cần làm là giải thể doanh nghiệp.

 

Kết luận: Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về doanh nghiệp, chính sách quy định thuế và pháp luật xin vui lòng liên hệ cho kế toán Bách Khoa theo thông tin sau:

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI GIÁ RẺ BÁCH KHOA

VPGD: Tòa CT4 KĐT Mỹ Đình, Đường Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hotline: 094.859.3663

Zalo: Dịch vụ tư vấn thuế Bách Khoa trên Zalo

Mail: ketoanbachkhoa.edu@gmail.com

Website: Dịch vụ kê khai thuế Bách khoa – Báo giá trọn gói tại Hà Nội

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *